2.1. Đặc điểm tổng quát hóa một số yếu tố nội dung cơ bản của bản đồ địa hình
2.1.3. Tổng quát hóa yếu tố thực vật trên bản đồ địa hình
Thực vật là yếu tố của nhóm tự nhiên và có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, quốc phòng và đời sống sinh hoạt của con người. Khi biểu thị yêu cầu thể hiện được chủng loại và đặc điểm phân bố của đất và thực vật. Thấy được diện tích và đặc điểm của từng loại đất và thực vật. Phản ánh được các đặc điểm của điều kiện tự nhiên và sự che phủ mặt đất. Nêu được những đặc trưng về định tính và định lượng của các loài thực vật, cho phép đánh giá được về chiều cao, độ lớn thân cây, mật độ cây. Bảo đảm được mối quan hệ với các yếu tố khác như hình thái địa hình, hệ thuỷ văn...
Khi tổng quát hoá lựa chọn đất và thực vật phải theo một thứ tự nhất định từ chủ yếu đến thứ yếu, từ lớn tới nhỏ, từ rõ ràng tới chưa rõ ràng. Chỉ tiêu lấy bỏ được tính theo diện tích.
Khi khái quát lấy bỏ phải kết hợp với cường điệu hoá, các chi tiết nhỏ, thứ yếu của đường viền có thể bỏ đi, nhưng nếu quan trọng thì vẫn giữ lại như vị trí ngoặt.
Khái quát phân lẻ, hợp nhất rừng: rừng nhỏ có giãn cách dưới 0,2 mm mà khác chủng loại thì phân lẻ ra để vẽ. Nhưng cùng chủng loại thì hợp nhất đường viền ấy. Khi đó cần chú ý quan hệ so sánh diện tích đất có cây và đất trống.
Khái quát số lượng và chất lượng: trên bản đồ địa hình biểu thị độ sâu, mật độ, đường kính, độ cao... của đất và thực vật, khi khái quát hợp nhất các hạng, phân loại chúng phải theo nguyên tắc từ chi tiết thành khái lược hơn (bảng 2.5).
Bảng 2.5. Nguyên tắc khái quát hợp nhất phân loại đất và thực vật
Tỉ lệ lớn Tỉ lệ trung bình Tỉ lệ nhỏ Đồng lầy: không qua được
khó qua dễ qua Rừng rậm: lá nhọn lá rộng hỗn hợp Rừng thưa: lá nhọn lá rộng hỗn hợp
Không qua được
Qua được
Rừng rậm
Rừng thưa
Đồng lầy
Rừng cây