CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá chung
3.4.2. Khoảng tuyến tính của phép đo F-AAS của Cr
Trong phép đo F-AAS, việc định lượng một nguyên tố dựa vào phương trình cơ bản:
Aλ = k. Cb
Trong đó: Aλ: Cường độ vạch phổ hấp thụ nguyên tử
k: Hằng số thực nghiệm
C: Nồng độ nguyên tố cần xác định trong mẫu đo phổ b : Hằng số (0 < b ≤ 1)
Trong một khoảng nồng độ C nhất định nhỏ, khi đó b = 1 thì mối quan hệ giữa Aλ và C là tuyến tính ứng với phương trình:
Aλ = k. C
Khoảng nồng độ này được gọi là khoảng tuyến tính của nguyên tố phân tích. Đối với mỗi nguyên tố ở mỗi vạch phổ khác nhau có khoảng tuyến tính khác nhau, vạch phổ nào có độ hấp thụ càng nhạy thì khoảng tuyến càng hẹp. Vì vậy để xác định khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn cho Cr, chúng tôi pha một dãy các mẫu chuẩn của Cr có nồng độ từ 0,5 ÷ 12 ppm trong mơi trường HNO3 2%
+ NH4Ac 2% rồi đo phổ theo các điều kiện đã chọn. Kết quả khảo sát khoảng tuyến
tính được trình bày trong bảng 3.17 và hình 3.1.
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của Cr.
Stt Nồng độ Cr(ppm) Abs RSD
1 0,5 0,0387 4,080
2 1 0,0404 3,485
3 4 0,1607 1,106
6 10 0,4023 0,465
7 11 0,6652 0,602
8 12 0,6746 0,670
Hình 3.1. Đồ thị khảo sát khoảng tuyến tính của Cr.
Từ kết quả hình trên cho ta thấy khoảng nồng độ tuyến tính của Cr là 1÷10 ppm. Do đó, trong q trình xử lý mẫu phải làm sao để nồng độ của Cr trong khoảng tuyến tính. Nếu nằm ngồi khoảng tuyến tính thì phải pha lỗng hay làm giàu.