Hệ thống tài liệu môi trường của TCT được chia thành 5 tầng với mức độ quan trọng khác nhau theo hình tam giác dưới đây:
Hình 3.3: Cấu trúc hệ thống tài liệu Tầng 1: Hệ thống văn bản pháp luật nước sở tại.
Tầng 2: Chính sách Mơi trường của TCT.
Tầng 3: Sổ tay Hệ thống quản lý môi trường của TCT.
Tầng 4: Các quy trình, quy định và hướng dẫn về môi trường, được chia thành 3 mảng:
Tài liệu cấp độ TCT (Tài liệu chung, quy trình/hướng dẫn về mơi trường). Tài liệu cho các đơn vị/dự án trực tiếp điều hành tại thực địa (Tài liệu chung,
quy trình/hướng dẫn về mơi trường).
Tài liệu của các nhà thầu (Tài liệu chung, quy trình/hướng dẫn về mơi trường).
Tầng 5 : Các tài liệu kỹ thuật liên quan đến an toàn thiết bị, các loại biểu mẫu được sử dụng trong công tác môi trường và các hồ sơ từ các hoạt động.
Tầng 1 Tầng 2 Tầng 5 PVEP Hồng Long Tầng 3 Tầng 4 Chính sách Mơi trường Sổ tay Hệ thống Quản lý môi trường
Các QT, QĐ,
HD
môi trường
cấp độ TCT
Các tài liệu kỹ thuật, các loại biểu mẫu và hồ sơ môi trường
Các QT, QĐ, HD Môi trường cấp độ trực tiếp sản xuất Các QT, QĐ, HD Môi trường của nhà thầu Hệ thống VBPL
Thủ tục cần được xem xét, soạn thảo và ban hành:
Thủ tục” Kiểm sốt tài liệu mơi trường”
3.2.4.5. Kiểm soát điều hành
Tổng Cơng ty thiết lập và duy trì các thủ tục điều hành và quản lý để đáp ứng chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cụ thể:
Xác định các hoạt động điều hành liên quan đến các khía cạnh mơi trường quan trọng phù hợp với chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu.
Đảm bảo rằng các hoạt động đó được tiến hành kiểm sốt
Thiết lập các thủ tục cho những hoạt động mà nếu thiếu nó có thể gây nên sự chệch hướng so với chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu mơi trường.
Văn bản hố các chuẩn mực điều hành.
Xác định và thơng tin các khía cạnh và tác động mơi trường tới các nhà cung ứng và nhà thầu phụ.
Hoạt động kiểm sốt điều hành bao gồm cả chương trình vận hành và duy tu bảo dưỡng.
Các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của Tổng Cơng ty có ảnh hưởng đến môi trường được Tổng Công ty nhận biết và xác định trong phiếu “Xác định khía cạnh mơi trường” và “ Đánh giá khía cạnh môi trường”. Việc thực hiện các hoạt động này được tiến hành một cách thống nhất đảm bảo hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi trường. Một số các hoạt động quan trọng được Tổng Công ty lập thành văn bản mô tả cách thức thực hiện và các yêu cầu quản lý đảm bảo các hoạt động này được thực hiện trong điều kiện kiểm soát.
Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, xuất phát từ các sản phẩm và dịch vụ do Tổng Cơng ty sử dụng mà Tổng Cơng ty có thể nhận biết, được viết thành văn bản và thông báo đến các nhà cung cấp và các bạn hàng có liên quan. Các văn bản phải mô tả hoặc kèm theo các u cầu kiểm sốt các yếu tố có ảnh hưởng đến mơi trường xuất phát từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Các thủ tục/hướng dẫn Tổng Cơng ty cần xem xét soạn thảo và ban hành áp dụng có thể gồm:
Thủ tục “Kiểm sốt nhà thầu” Thủ tục “Quản lý chất thải rắn” Thủ tục Quản lý chất thải nguy hại” Hướng dẫn “Vận hành xử lý nước thải” Hướng dẫn “Uỷ quyền xử lý chất thải”
Thủ tục “Thủ tục kiểm sốt các chất hóa học” Hướng dẫn “Tiết kiệm điện”
Hướng dẫn “Tiết kiệm nước”
3.2.4.6. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp a) Mục đích và u cầu a) Mục đích và u cầu
Tổng Cơng Ty Thăm dị Khai thác Dầu khí xây dựng kế hoạch ứng cứu các sự cố khẩn cấp và sẽ duy trì liên tục trong tồn bộ các hoạt động của TCT, nhằm hạn chế các hậu quả phát sinh từ các sự cố khẩn cấp. Do đó TCT sẽ thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch ứng cứu các sự cố khẩn cấp bằng văn bản dựa theo các nguy hiểm, rủi ro trong các hoạt động của TCT. Kế hoạch phải được Ban Tổng Giám đốc phê duyệt.
- Kế hoạch ứng cứu các sự cố khẩn cấp được phổ biến rộng rãi tới tất cả CBCNV trong TCT hiểu và nắm vững chức năng, nhiệm vụ của họ khi xảy ra các sự cố khẩn cấp.
- Thành lập Ban chỉ đạo ứng cứu các sự cố khẩn cấp TCT, phân công trách nhiệm của từng thành viên trong ban rõ ràng, chỉ định người giám sát ứng cứu các sự cố khẩn cấp cụ thể.
- Thiết bị, phương tiện và nhân lực huy động vào ứng cứu sự cố khẩn cấp phải được xác định, thử nghiệm và luôn sẵn sàng.
- Thiết lập chương trình huấn luyện và diễn tập thường xuyên để nâng cao năng lực ứng cứu. Thường xuyên kiểm tra thử nghiệm hệ thống thông tin liên lạc và sự phối hợp tham gia của các Đơn vị ngoài TCT.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt diễn tập, phải tổng kết được những vấn đề cơ bản sau:
Phát hiện sự cố và báo động.
Xử lý sự cố như: dập lửa, cấp cứu, khống chế sự cố. Sơ tán, thoát hiểm và cứu hộ.
Năng lực của các thiết bị cứu hộ, cứu hoả.
Phương tiện và chất lượng thơng tin liên lạc trong và ngồi Đơn vị. Năng lực của các đội ứng cứu sự cố các cơ quan lân cận và địa phương. - Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp sẽ được liên tục cập nhật và bổ sung.