Việt Nam cam kết cắt giảm, loại bỏ thuế quan đối với gỗ và các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ các

Một phần của tài liệu 9.-vcci-cptpp-go_101749724 (Trang 25 - 27)

đối với gỗ và các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ các nước CPTPP như thế nào?

03

Mức thuế cam kết trong CPTPP

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với tồn bộ dịng thuế gỗ và các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ các nước CPTPP. Như vậy, kể từ ngày 14/1/2019, gỗ và các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ các nước CPTPP (đã phê chuẩn Hiệp định này) nhập khẩu vào Việt Nam (đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ) sẽ được loại bỏ thuế nhập khẩu.

So sánh mức thuế cam kết trong CPTPP và các mức thuế hiện đang áp dụng

Trong số 10 đối tác CPTPP, Việt Nam đã có FTA đang có hiệu lực với 07 đối tác (gồm Nhật Bản, Australia, New Zealand, Chi-lê, Brunei, Malaysia, Singapore). Trong các FTA này, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ thuế quan (ngay hoặc theo lộ trình – một số ít lộ trình rất dài) với gần như toàn bộ các sản phẩm gỗ.

Đối với Canada, Mexico và Peru (03 đối tác mà trước CPTPP chưa có FTA với Việt Nam), mức thuế MFN mà Việt Nam đang áp dụng đối với các sản phẩm gỗ và các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ các nước này cũng khá cao:

5,43% đối với gỗ và các sản phẩm gỗ Chương 44 24% đối với đồ nội thất bằng gỗ có mã HS. 9403.30-60

Do đó, CPTPP sẽ làm thay đổi tương đối thuế nhập khẩu đối với gỗ và các sản phẩm gỗ từ các nước CPTPP vào Việt Nam theo hướng giảm mạnh mức thuế cho các sản phẩm đáp ứng quy tắc xuất xứ CPTPP.

Chú ý: Các cam kết về thuế quan của Việt Nam cho các đối tác trong CPTPP chỉ có hiệu lực đối với các đối tác đã phê chuẩn CPTPP, chưa có hiệu lực với các đối tác chưa phê chuẩn.

Một phần của tài liệu 9.-vcci-cptpp-go_101749724 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)