Bảng2.12:Tình hình hỗ trợ đền bù và thực trạng đời sống của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 58 - 87)

tra Mức độ hỗ trợ (hộ) Mức sống (hộ) Thỏa đáng Khơng Thỏa đáng Khơng khó khăn Khó khăn

1 Kênh An Kim Hải 20 10 10 15 5

2 Khu TĐC phục vụ GPMB dự án PTGTĐT 16 6 10 8 8 3 Làng Việt Kiều 19 12 7 16 3 Tổng cộng 55 28 27 39 16

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ

Số liệu bảng 2.12 nghiên cứu mức độ hài lòng của các hộ dân về mức độ hỗ trợ đền bù, trong 55 hộ điều tra có đến 28 hộ cho rằng mức độ hỗ trợ đền bù không thỏa đáng, giá trị các hộ nhận được từ hỗ trợ đền bù không bù đắp được giá trị mất đi từ đất sản xuất của các hộ gia đình khi thu hồi. Chính vì việc khơng hỗ trợ đền bù hoặc hỗ trợ đền bù không thỏa đáng làm cho đời sống của hộ dân bị thu hồi đất sản xuất rơi vào hồn cảnh khó khăn (16 hộ). Đặc biệt, Dự án phát triển giao thơng đơ thị có 70% hộ cho rằng mức hỗ trợ đền bù không thỏa đáng và 50% số hộ này rơi vào hồn cảnh có mức sống khó khăn. Mục tiêu của tất cả các dự án đều nhằm phát triển kinh tế và cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy

mục tiêu này khơng đạt được kết quả cao và vấn đề đặt ra cần xem xét lại chính sách thu hồi đất, chính sách hỗ trợ đền bù để giảm thiệt hại cho các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất và đời sống của các hộ dân phải ít khó khăn hơn so với trước khi thu hồi đất sản xuất.

2.5.2. Thực trạng hỗ trợ dạy nghề và học nghề

Bên cạnh các chính sách, quy định hỗ trợ về kinh tế trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, Quận cịn đưa ra các chương trình hỗ trợ về đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ về hướng dẫn sử dụng tiền bồi thường để học nghề và tạo việc làm cho hợp lý.

Qua số liệu thu thập đã thống kê được tỷ lệ lao động được sử dụng các dịch vụ trên trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2010 như sau:

Bảng 2.13: Tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc trợ giúp sau khi thu hồi đất

Danh mục hỗ trợ Tỷ lệ %

Hỗ trợ học nghề 14

Hỗ trợ tạo việc làm 5,5

Tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề 3,8

Tư vấn sử dụng tiền đền bù để tạo việc làm 9

Khác 4,7

Khơng có hỗ trợ 63

Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội quận

Từ kết quả điều tra trên có thể thấy dường như các dịch vụ hỗ trợ mà quận đưa ra chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. 63% lao động được điều tra trả lời rằng họ không được sử dụng các dịch vụ này, tỷ lệ lao động điều tra được sử dụng dịch vụ chỉ chiếm 37%. Tỷ lệ lao động được điều tra cho rằng họ được tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề và tạo việc làm là rất thấp. Vì vậy, vẫn cịn tồn tại nhiều trường hợp người dân sau khi nhận được tiền đền bù sử dụng tùy tiện theo ý thích.

Qua số liệu ở bảng 2.13 về tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất cho thấy tỷ lệ lao động được hỗ trợ học nghề và được tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề là rất thấp, đều là 14% và 3,8%. Các chính sách chủ yếu là cấp kinh phí

cho người lao động, hình thức này chưa đem lại hiệu quả do người lao động chưa chắc đã sử dụng số tiền hỗ trợ theo đúng mục đích học nghề.

Từ năm 2010 trở lại đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các chính sách về hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người nông dân được nâng cao, đa dạng từ đó quận cũng đẩy mạnh hơn.

Đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Quận đã hồn thiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Năm 2010 quận đã phân bổ chỉ tiêu vay vốn 9,5 tỷ đồng từ nguồn vốn quỹ quốc gia để giải quyết việc làm, hỗ trợ việc làm cho 8.500 lao động (có 700 lao động bị thu hồi đất). Trong sáu tháng đầu năm 2011 quận đã phân bổ chỉ tiêu vay vốn 10,6 tỷ đồng từ nguồn vốn quỹ quốc gia để giải quyết việc làm, hỗ trợ việc làm cho 4.872 lao động (trong đó có 180 lao động nơng thơn bị thu hồi đất nơng nghiệp)

Quận đã mở các khóa học nghề ngắn hạn tại Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của quận và tại các cơ sở liên kết khác với đa dạng các ngành nghề như: nghề điện dân dụng, nghề sửa chữa điện thoại, nghề may thời trang, nghề sửa chữa máy vi tính, nghề sửa chữa xe máy, ơ tô, nghề tin học văn phịng, nghề ni trồng thủy sản, các lớp dạy nấu ăn, nghề kỹ thuật trồng rau an tồn…

Quận đã hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng học nghề với mức hỗ trợ khác nhau như: nghề diện dân dụng 300.000đồng/người/tháng, nghề may và nghề kỹ thuật trồng rau là 200.000 đồng/người/tháng, nghề sửa chữa xe máy ô tô 900.000đồng/người/tháng. Ngồi ra cịn hỗ trợ tiền đi lại với mức 100.000 đồng

Bảng 2.14: Kết quả đăng ký dạy nghề, học nghề năm 2011 tại quận Lê Chân Ngành nghề đào tạo Số lƣợng lao động bị thu hồi

đất đăng ký học nghề (ngƣời)

Tỷ lệ (%)

Điện dân dụng 50 25,7

Sửa chữa điện thoại 15 8,1

Nghề may 10 5,7

Sửa chữa xe máy, ô tơ 24 13,3

Tin học văn phịng 8 5,2

Nấu ăn 39 21,4

Kỹ thuật trồng rau 34 20,6

Tổng 180 100

Mặc dù được hỗ trợ từ kinh phí học nghề, kinh phí đi lại nhưng qua kết quả đăng ký học nghề ta thấy số lượng lao động đăng ký học nghề trên số lượng lao động khi thu hồi đất hàng năm đạt tỷ lệ thấp. Ngành nghề được chọn chủ yếu là nghề điện dân dụng với 50 người chiếm 25,7%, nghề nấu ăn với 39 người đạt 21,4% và nghề kỹ thuật trồng rau 34 người chiếm 20,6%. Ngành tin học văn phòng với 8 học viên đăng ký chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,2% trên tổng số lao động bị thu hồi đất đăng ký học nghề.

Chúng ta nhận thấy rằng lao động nông nghiệp vẫn có thói quen với nghề truyền thống là canh tác nông nghiệp họ chưa quen với việc lựa chọn ngành nghề mới, đặc biệt là chưa biết lựa chọn nghề để phù hợp với tiến trình đơ thị hóa.

Tuy nhiên phải thừa nhận một thực tế là lao động nông nghiệp trong diện mất đất có tuổi đời cao chiếm tỷ lệ khá lớn. Những lao động này có trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp thu đào tạo nghề khơng cao, khó đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây cũng là lý do hạn chế về số lượng tham gia học nghề vì vậy cần có những nghiên cứu và phân loại các đối tượng để có thể đưa ra các hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp. Với những lao động trẻ cần chú trọng đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động vì đối tượng này khá năng động, dễ tiếp thu kiến thức và những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Trên địa bàn quận hiện nay, việc đào tạo nghề cho người lao động trong đó có lao động mất đất chủ yếu là thông qua các trung tâm dạy nghề. Các trung tâm dạy nghề sẽ nhận các hợp đồng mở lớp dạy nghề. Tuy nhiên, việc dạy nghề cịn mang tính dàn trải, ồ ạt, chủ yếu dạy các nghề mà trung tâm có chứ khơng phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, chưa có sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Việc vận động người dân học nghề mới chỉ mang tính hình thức phong trào, chưa chú ý đến việc phổ biến và định hướng nghề học cho người dân phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong huyện. Hơn nữa, trang thiết bị giảng dạy hầu hết đã lạc hậu, ít được đầu tư nâng cấp. Do đó, chất lượng đào tạo khơng cao, nhiều lao động sau khi học nghề xong vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm do trình độ khơng đáp ứng được u cầu của nhà tuyển dụng.

Hơn thế nữa các đối tượng bị thu hồi đất trong độ tuổi lao động chưa có nhận thức đúng đắn về việc đi học nghề. Theo điều tra sau khi nhận tiền bồi thường hầu hết các hộ gia đình sử dụng vào mục đích đầu tiên là mua sắm đồ dùng sinh hoạt, sửa chữa

và xây dựng nhà cửa. Đó là lý do làm cho tư liệu phục vụ đời sống của các hộ bị thu hồi đất tăng lên, cuộc sống của họ có vẻ khá hơn trước nhưng thực tế lại không phải như vậy. Việc sử dụng tiền bồi thường khơng hợp lý, tiêu xài hoang phí như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập và đời sống của các hộ bị thu hồi đất, sau một thời gian ngắn khi mà số tiền bồi thường đã hết, liệu những hộ này sẽ xử trí ra sao. Khơng những thế, một số người khơng có việc làm, lại sẵn có tiền nên dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lơ đề, ma túy, mại dâm… Đó thực sự là một thực tế đáng buồn mà các gia đình và cả xã hội phải gánh chịu.

2.5.3.Thực trạng công tác hỗ trợ tạo việc làm mới

Theo đánh giá của người lao động điều tra, tỷ lệ lao động được hỗ trợ tạo việc làm và tư vấn sử dụng tiền đền bù để tạo việc làm là tương đối thấp, tương ứng là 7,12% và 8,53%. Hầu hết người lao động mất đất chỉ được nhận một khoản tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp ban đầu mà khơng có sự tư vấn tạo việc làm, khơng có sự hỗ trợ mang hiệu quả lâu dài, do đó người lao động vẫn gặp khó khăn trong việc tìm và tạo việc làm mới.

Cùng với diện tích đất khi thu hồi thì số lao động nơng nghiệp bị mất việc làm do mất đất trong thời gian qua là rất lớn. Người lao động cần có cơng ăn việc làm để duy trì và ổn định cuộc sống của họ. Đứng trước tình hình đó, trong thời gian qua Quận cũng đã có một số biện pháp tích cực nhằm giúp người dân nhanh chóng tìm được việc làm mới và ổn định cuộc sống. Quận đã đầu tư xây dựng mạng lưới chợ hợp lý như: chợ Dân sinh Vĩnh Niệm, chợ đầu mối … và thu hút nhiều lao động mất đất vào làm việc trong các khu chợ này.Quận cịn khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình thơng qua phát triển các ngành nghề truyền thống, kinh tế trang trại…, cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm giúp các hộ có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục vay vốn còn nhiều phiền hà, các hộ muốn vay vốn phải xây dựng các đề án kinh doanh có lãi… làm cho số hộ tiếp cận được nguồn vốn này còn hạn chế.

Tình hình các khu vực việc làm trước và sau khi thu hồi đất theo số liệu thống kê của quận trình bày ở bảng 2.15.

Bảng 2.15: Khu vực làm việc trƣớc và sau khi diễn ra việc thu hồi đất. ĐVT: % Khu vực làm việc Trƣớc khi thu hồi

đất

Sau khi thu hồi đất

Chung 100,0 100,0

Tự làm, làm kinh tế hộ gia đình. 62,5 53,2

Làm cơng khu vực tư nhân 14,3 18,0

Làm công khu vực nhà nước 20,7 22,8

Làm cơng khu vực có vốn đầu tư nước

ngồi 2,5 6,0

Nguồn : Phòng thống kê – UBND quận Lê Chân

Mục đích thu hồi đất nơng nghiệp là nhằm phục vụ cho việc xây dựng các khu đô thị, trụ sở làm việc là chủ yếu, nên khi đã hồn thành và đưa vào sử dụng thì khả năng thu hút lao động trong diện khi thu hồi đất lại rất thấp. Theo số liệu thống kê sơ bộ trên toàn Quận, đến nay số lao động được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp đã lấy đất nông nghiệp để xây dựng như sau :

Bảng 2.16: Tình hình tuyển dụng lao động nông nghiệp tại một số dự án trên địa bàn Quận

ĐVT:người

Nơi làm việc

Tổng số lao động đƣợc tuyển dụng trong các

phƣờng Ngành nghề làm việc Cộng tổng Vĩnh Niệm Niệm Nghĩa An Dươn g Trại Cau Dư Hàng Văn phòng Kinh doanh Sản xuất Việc khác Các dự án tại Vĩnh Niệm 17 12 0 0 0 5 2 3 8 4 Các dự án tại Niệm Nghĩa 20 0 18 0 2 0 4 7 5 4 Sân vận động thể thao Hồ Sen 23 1 1 0 17 4 1 0 0 22

Nguồn: Phòng lao động thương binh xã hội quận Lê Chân

Mặc dù khi tiến hành giao đất hoặc cho thuê đất, chính quyền địa phương đã đề nghị các doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động mất đất được vào làm việc. Lý do là trình độ của người lao động mất đất không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và chi phí đào tạo quá cao khiến cho nhiều doanh nghiệp không muốn tiếp nhận đối tượng này.

2.6 Đánh giá những ƣu điểm, tồn tại và những vấn đề đặt ra nhằm tạo việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp ở quận Lê Chân.

Chủ trương thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho đơ thị hố, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện chủ trương trên, Nhà nước đã ban hành các chính sách bồi thường cho họ việc bồi thường cho các hộ có đất nơng nghiệp bị thu hồi bằng tiền đã bù đắp được một phần ảnh hưởng đó, điều này được thể hiện ở các mặt sau:

- Trước hết là người dân có một khoản tiền khá lớn từ tiền bồi thường, hỗ trợ và có thể sử dụng làm phương tiện sinh kế.

- Khoản tiền đền bù giúp giải quyết những khó khăn của nơng hộ do mất đất nông nghiệp, khoản tiền đền bù chính là tiền vốn giúp nơng hộ tạo ra thu nhập mới, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông hộ.

- Đầu tư cho con em học, đào tạo nghề tạo tiền đề ổn định cuộc sống về sau. Bên cạnh những thành tích đáng khích lệ, chính sách hỗ trợ giải quyết về lao động việc làm trên địa bàn Quận cũng bộc lộ những tồn tại, bất cập cần nghiêm túc xem xét, khắc phục, có giải pháp phù hợp. Đó là những vấn đề khách quan và chủ quan liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, công tác quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với lao động việc làm, công tác đào tạo nghề; trách nhiệm của chính quyền, người lao động và người sử dụng lao động.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ mới tập trung quan tâm đến bồi thường thiệt hại vật chất, chưa chú trọng đến chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Việc bồi thường, hỗ trợ đều thực hiện bằng hình thức chi trả tiền trực tiếp cho tổ chức, cá nhân trong diện giải phóng mặt bằng. Thực tế trên đã dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất chủ yếu sử dụng khoản tiền này để phục vụ nhu cầu mua sắm, sinh hoạt...mà ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm.

Kết quả thống kê về tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình cho thấy rằng, sau khi nhận được tiền đền bù đất, phần lớn các gia đình sử dụng tiền cho mục đích xây dựng mới nhà ở (52,1%), mua sắm đồ dùng sinh hoạt đắt tiền (31,2%) và chi tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày (16,7%).

Bảng 2.17: Mục đích sử dụng tiền đền bù khi thu hồi đất của các hộ gia đình Mục đích sử dụng tiền Tỷ lệ % trên tổng số 55 hộ đƣợc

khảo sát

Mua đồ dùng sinh hoạt giá trị lớn 31,2

Xây dựng mới, sửa chữa lại nhà ở 52,1

Tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày 16,7

Trả nợ 4,8

Cho, biếu, tặng 2,0

Gửi tiết kiệm 14,8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 58 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)