Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian phục vụ nghiên cứu biến đổi đất nông nghiệp huyện đông anh, hà nội (Trang 29 - 30)

Đông Anh là một huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội nên mang những đặc điểm về điều kiện tự nhiên tương tự của thành phố Hà Nội. Huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh và khơ, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 250C, độ ẩm tương đối là 84%, tổng số giờ nắng cả năm là 1794 giờ [4]. Với các đặc điểm khí hậu ở trên thì Đơng Anh rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với đa dạng các loại cây trồng.

Hơn nữa huyện Đơng Anh có 3 tuyến sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Cà Lồ và sông Đuống. Đây là hệ thống nguồn nước mặt phong phú đáp ứng nhu cầu tương đối lớn cho tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của toàn huyện.

Ba tuyến sơng lớn cịn là nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho hệ thống đất đai của huyện. Đông Anh thuộc tiểu vùng sinh thái đất bạc màu trên nền phù sa có các tuổi khác nhau từ phù sa mới đến phù sa cũ và phù sa cổ. Đa dạng về các loại đất phù sa là điều kiện thích hợp cho việc trồng các loại cây hàng năm, rau màu, cùng với trồng các loại cây lâu năm, cây dài ngày.

Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số của huyện Đông Anh là 333.337 người với 92.649 hộ [3], trong đó có 287.536 nhân khẩu nơng nghiệp (chiếm 88,74%). Tồn huyện có 165.623 lao động, trong đó lao động nơng nghiệp là 108.452 người, chiếm 65.48% cịn lại là lao động cơng nghiệp và dịch vụ [4]. Diện tích đất nơng nghiệp bình qn cho một lao động là 0,051 ha/lao động. Đây là mức rất thấp so với bình qn chung của vùng đồng bằng sơng Hồng.

Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Đơng Anh năm 2010

Trong cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên nơng nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tồn huyện.

Trong quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến 2020 đã ưu tiên đầu tư cho khu vực Bắc sơng Hồng. Tại đây sẽ hình thành một Hà Nội mới với các khu vực: Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đơng Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên. Nhiều dự án, cơng trình trọng điểm của thành phố Hà Nội được triển khai như mở rộng khu công nghiệp Bắc Thăng Long, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ xã Nguyên Khê, cụm sản xuất tập trung làng nghề xã Vân Hà, đầu tư tơn tạo khu di tích Cổ Loa, xây cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, đường 5 kéo dài, đường quốc lộ 3 mới qua các xã miền Đông, xây dựng khu đô thị mới ở trung tâm huyện Đông Anh, dự án đô thị miền Đông ở xã Liên Hà, và khu đơ thị mới phía Bắc xã Liên Dương,... Hướng ưu tiên này đã đẩy nhanh tốc độ của q trình đơ thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội của Đơng Anh dẫn tới sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà trong đó chủ yếu là đất nơng nghiệp sang các mục đích sử dụng đất khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian phục vụ nghiên cứu biến đổi đất nông nghiệp huyện đông anh, hà nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)