Theo Mayer [30] nếu hàm lượng SO42- trong nước tăng nhưng giá trị δ34S giảm thì đó là dấu hiệu của q trình oxy hóa sulphit thành sulphat xảy ra trong tầng
chứa nước. Ngược lại, hàm lượng SO42- trong nước giảm nhưng giá trị δ34S lại tăng
đó là dấu hiệu của q trình khử sulphat do các hoạt động của vi sinh vật trong tầng chứa nước. Trong trường hợp này hàm lượng sulphat cao trong nước các giếng khơi có thể được giải thích:
- Một số giếng khơi với nước có hàm lượng SO42- cao hơn 150mg/l vào mùa
khô và giá trị SO42- trong sulphat tan trong nước của các giếng này cũng nằm trong
dải hẹp từ 15,9 - 17,6‰, giá trị trung bình 16,4 ± 0,5‰. Đồng thời tỷ số
[Ca2+]/[SO42-] của các mẫu nước giếng này cũng nằm trong khoảng 0,3 - 0,4. Điều
này chứng tỏ SO42- cao trong nước các giếng khơi này cũng là do q trình hịa tan
thạch cao. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì hàm lượng SO42- cao trong nước
không phải do hịa tan trực tiếp khống thạch cao như trong trường hợp các giếng khoan sâu mà do nước thải từ các cơ sở ngâm tắm thấm trực tiếp xuống tầng nước nơng. Bởi vì nếu đây là q trình hịa tan trực tiếp khống thạch cao thì nhiệt độ nước trong các giếng khơi này phải cao hơn nhiệt độ môi trường để đảm bảo cân bằng nhiệt động học của q trình hịa tan. Nước trong các giếng khơi này vào mùa khơ có hàm lượng SO42- cao hơn so với nước vào mùa mưa và giá trị δ34S trong
sulphat tan trong nước vào mùa khô cũng ngang bằng giá trị δ34S của sulphat trong thạch cao khu vực này.
- Cũng với các giếng khơi này vào mùa mưa thì hàm lượng SO42- trong nước
thấp hơn so với nước vào mùa khô và giá trị δ34S trong sunfat tan trong nước cũng
thấp hơn so với giá trị δ34S trong sulphat của thạch cao (hình 4.9).