Khu vực xã Đồng Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả áp dụng địa vật lý phục vụ nghiên cứu đánh giá nguyên nhân, cơ chế nứt sụt đất ở khu vực huyện thanh ba, tỉnh phú thọ đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 53 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Kết quả khảo sát địa vật lý

3.2.3.2. Khu vực xã Đồng Xuân

Hình 3.15. Sơ đồ bố trí các tún khảo sát đi ̣a vâ ̣t lý khu vƣ̣c xã Đồng Xuân. (Nguồn: Viện Địa Chất – viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam)

Tại góc sân nhà chi nhánh điện Thanh Ba – Nhà máy rƣợu Đồng Xuân đã xuất hiện một hố sụt lớn làm sập một góc nhà xây kiên cố (xem ảnh bên dƣới) và một số vết nứt kéo dài cắt qua tƣờng rào phía sau nhà chi nhánh điện. Đã thực hiện 2 tuyến cắt lớp điện trở: T6đ và T7đ. Các hố sụt và nứt đất ở vào khoảng đầu của tuyến 7đ. Vì hố sụt nằm sát với đƣờng quốc lộ và có nhà ở kiên cố xây kín nên khơng có điều kiện thực hiện đƣợc cắt lớp điện trở ngay tại hố sụt.

Kết quả phân tích tài liệu đo điện trở (hình 3.16; hình 3.17)cho thấy địa chất ở đây có một cấu trúc xung yếu, đó là sự sụt sâu mặt đá vôi ở khu vực nhà Chi nhánh điện (đầu tuyến T7đ). Bề mặt của nền đá vơi nhơ cao ở phía nhà Chi nhánh điện (5-7m dƣới tuyến T7đ) và chìm sâu về phía Nhà máy rƣợu Đồng Xuân (12 - 15m dƣới tuyến 6đ). Lớp phủ bên trên đá vôi này gồm 2 lớp: 1) lớp trên gần mặt đất thể hiện tính chất của sét bùn, cát chảy (điện trở suất tƣơng đối thấp). Chiều dày lớp này không ổn định: đầu tuyến 7đ (phía nhà chi nhánh điện) chiều dày nhỏ hơn rất nhiều so với tuyến 6đ (phía NM rƣợu Đồng Xuân); 2) lớp dƣới nằm kề đá vơi thể hiện tính chất của sét, sét pha (điện trở suất tƣơng đối cao).

Ảnh 15. Hiện tƣợng sụt đất phá hủy nhà xây kiên cố ở thị trấn Thanh Ba. Cạnh chi nhánh điện Thanh Ba cũ (ảnh do tác giả ghi tháng 12 -2006).

Tè c ® é tr uy Ịn sã ng địa ch Ên km /s ®iƯ n tr ë s uÊ t O hm .m Chú giải mặt cắt địa chấn

Chú giải mặt cắt địa điện

®Êt sÐt, sÐt pha, ®Êt trång bë rời

cát bột kết, đá phong hóa, đá nứt nẻ mạnh

Các loại đá phong hóa: phần trên đá cổ Ar, T3, N,...

đá vôi khối T2

đất trång bë rêi

®Êt sÐt, sÐt pha đệ Tứ, ẩm

Các loại đá phong hóa: phần trên đá cổ Ar, T3, N,...

C¸t bét kÕt N, T3, ®Êt sÐt, sÐt pha, vật liệu khơ lấp các hang hốc karst hở đá phong hóa: phần trên đá cổ Ar đá vôi T2 nứt nẻ mạnh, hang hốc

đá vôi khối T2

hang hốc hở trong đá vôi ch-a bị lấp hang hốc ngầm trong đá vôi (dự báo)

Hình 3.16. Kết quả xử lý đo sâu điện cắt lớp điện trở Tuyến T6đ. (Nguồn: Viện Địa Chất – viện Khoa học & Cơng nghệ Việt Nam)

Hình 3.17. Kết quả xử lý đo sâu điện cắt lớp điện trở Tuyến T7đ. (Nguồn: Viện Địa Chất – viện Khoa học & Cơng nghệ Việt Nam)

Phân tích các đặc trƣng đất đá theo tài liệu địa vật lý và các thông tin địa chất cho phép đƣa ra một số nhận xét sau: Nền đá gốc – đá vôi ở đây bị sụt lún hay bị bóc mịn mạnh đƣợc lấp đầy bởi các trầm tích trẻ bở rời Đệ Tứ có tính chất cơ lý rất yếu, đặc biệt là lớp cát chảy. Trên thực địa dọc tuyến đo cũng gặp những vũng bùn lầy rất sâu nhƣ các hốc thể hiện trên mặt cắt địa vật lý. Chính các vật chất gắn kết yếu này dễ bị lơi cuốn bởi các dịng chảy ngầm cũng nhƣ trên mặt gây mất ổn định cho nền đất. Vì vậy, hiện tƣợng hố sụt và nứt nẻ ở gần nhà Chi nhánh điện Thanh Ba là do sự sụt lún, phá hủy, lôi cuốn lớp sét pha, lớp cát chảy xuống hang đá vôi bên dƣới. Diện phân bố của đới xung yếu này sẽ thể hiện trên kết quả đo vẽ bằng thiết bị điện từ.

Đã tiến hành đo điện từ trên diện. Ở tỷ lệ lớn kết quả điện từ (hình 3.18) cho thơng tin chi tiết hơn về các lớp đất đá trong phạm vi nhà Chi nhánh điện Thanh Ba và nền đất sụt gây phá hủy nặng ngôi nhà kiên cố. Trong phạm vi đo vẽ, nền đất thể

hiện 3 vùng rõ rệt: Phía bắc và phía nam khu nhà Chi nhánh điện Than Ba cũ thể hiện lớp sét cứng và các vật liệu cứng có lẽ là sét và đá cục. Phía bắc có bề mặt các khối đá vơi phân bố nông, gần lộ ra trên mặt. Vùng giữa bao gồm diện tích nền nhà Chi nhánh điện Thanh Ba cũ và ngôi nhà bị phá hủy đặc trƣng bởi lớp sét bùn có tính cơ lý rất yếu. Diện phân bố lớp sét này có xu hƣớng mở rộng về phía đơng có địa hình trũng thấp cả trên mặt và dƣới sâu chính là hƣớng dịng chảy ngầm đổ ra suối.

Nhµ sơt

C H ó G I ¶ I

Sét bùn, sét pha dẻo chảy Cát pha sét dẻo chảy SÐt, sÐt pha dỴo cøng

đất đá san lấp: Sét khô cứng lẫn đá cục

Nhµ Chi nhánh điện Thanh Ba LK n-ớc

đất đá san lấp: đá cục lẫn sét Chiều dòng chảy n-ớc d-ới đất

Ký hiệu và đặc điểm cấu trúc đất đá

Hình 3.18. Bản đồ phân chia cấu trúc đất đá theo cƣờng độ Ex từ kết quả đo điện từ thiết bị ERA khu vực chi nhánh điện Thanh Ba.

(Nguồn: Viện Địa Chất – viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam)

Bản thân cấu trúc này có lẽ là một dịng chảy cổ bị vùi lấp. Sự thay đổi mực nƣớc ngầm theo mùa hay do khai thác tạo ra sự thiếu hụt trong tầng sét bùn, cát chảy sẽ làm biến dạng lớp sét cứng bề mặt. Ở nơi lớp sét cứng mỏng sẽ xảy ra lún và khi có tải trọng lớn quá mức sẽ gây sụt. Ngôi nhà kiên cố bị nứt sụt nằm ở vị trí có các yếu tố xung yếu đó. Ở rìa phía đơng diện tích khảo sát, nơi tiếp giáp cấu trúc

sét bùn với các cấu trúc sét, cát pha cũng xuất hiện các vết nứt và biểu hiện sụt trên tƣờng rào bằng gạch của khu nhà Chi nhánh điện Thanh Ba cũ. Cấu trúc sét bùn còn tiếp tục phát triển ra phía tây ngơi nhà sụt cần đƣợc quan tâm cảnh báo và có biện pháp kỹ thuật cần thiết khi xây dựng các cơng trình có tải trọng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả áp dụng địa vật lý phục vụ nghiên cứu đánh giá nguyên nhân, cơ chế nứt sụt đất ở khu vực huyện thanh ba, tỉnh phú thọ đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)