Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 69 - 87)

Hoạt động Số lượng phiếu Tỷ lệ (%)

Tôm thả 0 0

Tôm tự nhiên 4 14,29

Ngao giống 0 0

Ngao thịt 3 10,71

Nhuyễn thể khác (gion, giắt, hà…) 8 28,57

Cá 6 21,43

Cua biển 2 7,14

Rau câu 0 0

Thủy sinh khác 5 17,86

Tổng 28 100%

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Các loại thủy sản được người dân đánh bắt rất đa dạng, các loại thủy sản chính mà người khai thác thủ cơng đánh bắt được là các lồi nhuyễn thể (ngao, gion, giắt, hà…) chiếm tỷ lệ trung bình đến 40 % số lượng lồi thủy sản đánh bắt được. Ngoài ra các loại cá cũng là một trong những nhóm thủy sản được khai thác nhiều trong khu vực Xuân Thủy.

Cũng theo người dân thì hầu hết các loại thủy sản mà họ thường xuyên khai thác sản lượng đều giảm so với 5 năm trước đây. Theo đánh giá của những người thường xuyên khai thác thủy sản, so với 5 năm trước sản lượng khai thác tự nhiên đã giảm đi từ 50% đến 80%. Điều này chứng tỏ số lượng thủy sinh đang giảm mạnh và nguyên

nhân của xu hướng giảm sút này bên cạnh việc khai thác q mức cịn có ngun nhân khách quan là do hiện tượng ô nhiễm môi trường dẫn đến sự suy giảm của các nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Việc khai thác thủy sản đã trở thành sinh kế truyền thống của người dân quanh vùng, do vậy với biện pháp cấm khai thác khơng thể thực hiện được mà chỉ có thể giải quyết bằng các giải pháp khai thác thủy sản bền vững. Đến nay, VQG Xuân Thủy đã thành lập được Hội đồng quản lý, nhóm giám sát và Ban quản lý quỹ tín dụng mơi trường. Kế thừa kết quả từ mơ hình “Sử dụng khơn khéo và bền vững tài nguyên thủy sản dưới tán rừng ngập mặn thuộc vùng lõi VQG Xuân Thủy cho các đối tượng chủ yếu là phụ nữ nghèo ở địa phương”, quỹ tín dụng mơi trường cho đối tượng là phụ nữ vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình, nhằm giảm áp lực khai thác lên tài nguyên thủy sản.

Cộng đồng đã ký cam kết với ban quản lý VQG được phép khai thác nguồn lợi hải sản trong khu vực được cho phép với thời gian quy định bằng các phương tiện thủ cơng như mị móc bằng tay, lưới (theo quy định), cào, cuốc..., bao gồm: các loài cáy, cua, nhuyễn thể, tơm, cá... Đồng thời, cộng đồng có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn khác.

Phí quản lý: Theo phương án quy định, mỗi tháng, mỗi người tham gia khai thác phải nộp một số tiền từ 30.000 - 50.000 đồng. Số tiền này sẽ được sử dụng như sau:

+ Quỹ hỗ trợ công tác bảo tồn VQG Xuân Thủy: 10% + Quỹ khen thưởng: 20%.

+ Quỹ dùng cho thăm hỏi, hỗ trợ động viên hội viên: 70%

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thu phí này. Nguyên nhân: Số lượng người tham gia khai thác đông, phân tán. VQG Xuân Thủy lại có nhiều lối đi vào trong khi lược lượng quản lý cịn ít, thiếu phương tiện, kinh phí cho việc kiểm sốt. Điều này cũng dẫn đến sự khó khăn trong việc kiểm sốt số lượng thủy sản khai thác hàng ngày của cộng đồng.

(2) Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản

Tình hình ni ngao trong thời gian qua cũng xuất hiện nhiều yếu tố phát triển khơng bền vững như: Diện tích bãi bồi bị khai thác tối đa vào nuôi ngao với hệ thống vây lưới dày đặc, mật độ thả giống cao làm mất cần bằng hệ sinh thái, năng suất, chất lượng sản phẩm giảm dần. Các khâu liên kết giữa phát triển nguồn giống, nuôi thương phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ làm cho sản phẩm bị ép cấp, ép giá, quy mô tiêu thụ nhỏ, thị trường bị thu hẹp. Thêm vào đó là khó khăn về con giống cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Việc sử dụng khôn khéo nuôi trồng thủy sản dựa trên nguyên lý: "Ni trồng

thủy sản là nguồn lợi tự nhiên có khả năng tự tái tạo cao. Nếu sử dụng hợp lý vẫn duy trì được nguồn lợi về lâu dài mà khơng để lãng phí tài ngun. Sử dụng khơn khéo ni trồng thủy sản được cụ thể hố trong quy chế bằng cách quy hoạch sử dụng hợp lý nuôi trồng thủy sản, đồng thời với việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp và các quy định khác phù hợp với các văn bản luật hiện hành...tất cả đều có sự đồng thuận của cộng đồng địa phương".

+ Đề án thí điểm :“Đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi ngao

giống tự nhiên ở cửa sông Hồng thuộc VQG Xuân Thủy” được Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn thẩm định, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tháng 6/2006 và UBND huyện Giao Thủy phối hợp cùng VQG Xuân Thủy cùng các bên liên quan tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010

Trong nội dung của Đề án đã thể chế rõ các mối quan hệ, chia sẻ lợi ích hợp lý đồng thời đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với các bên liên quan về đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa điểm thực hiện đề án. Sau 04 năm thực hiện thí điểm, Chính quyền địa phương đã thu ngân sách đạt gần 3 tỷ đồng từ việc cho phép người dân địa phương thuê khoáng đất mặt nước theo mùa vụ để khai thác ngao giống tự nhiên ở cửa Sơng Hồng. Cộng đồng địa phương cũng có được nguồn thu hàng chục tỷ đồng từ khai thác hợp pháp nguồn lợi ngao giống tự nhiên đó. Đồng thời các yêu cầu về đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ môi trường vẫn được giữ vững. Từ chỗ việc khai thác ngao giống tự nhiên theo mùa vụ diễn ra rất phức tạp, người

dân tự ý làm chòi canh nuôi ngao trái phép ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc VQG Xuân Thủy, đến nay đã được xử lý theo quy định của Vườn và chính quyền địa phương; Việc thu ngân sách gắn với trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, sau đó được hướng dẫn sử dụng để chi cho các mục tiêu hỗ trợ phúc lợi cộng cộng và hỗ trợ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên mở ra hướng mới nhằm đảm bảo cơ chế tài chính bền vững cho các Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nếu chúng ta có được chính sách quản lý thích hợp khi sử dụng nguồn lợi tự nhiên của Khu bảo tồn

+ Đề án thí điểm :“Xây dựng cơ chế tài chính bền vững quản lý hệ sinh thái đất

ngập nước tại VQG Xuân Thủy” nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án “Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam” do Chương

trình Mơi trường của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ. Đề án sẽ tiến hành thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích từ việc ni ngao trên dịên tích bãi bồi khoảng 1.000 ha thuộc phạm vi quản lý của VQG Xuân Thủy.

Kết quả thực hiện đề án sẽ cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện cơ chế chính sách tạo nguồn tài chính bền vững phục vụ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng và địa phương, đồng thời bổ sung cho việc xây dựng các cơ sở pháp lý nhằm hồn thiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng cho các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc.

+ Bên cạnh các hoạt động nhằm khai thác bền vững nguồn lợi ngao, VQG Xuân Thủy cũng triển khai một số mơ hình ni tơm bền vững, giữ ngun hình thức ni tơm quảng canh, ít ảnh hưởng tới mơi trường hoặc tạo lập mơ hình ao tơm sinh thái để phục hồi rừng ngập mặn bị chết trong các đầm tôm. Tuy nhiên, về lâu dài, định hướng của Vườn vẫn là “Dần di chuyển các hộ nuôi trồng thủy sản ra khỏi khu vực

vùng lõi và đê tiếp giáp giữa vùng lõi và vùng đệm, để tránh ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng như mơi trường sống của các lồi động thực vật q hiếm trong Vườn”

=> Mơ hình tiềm năng PES khả dụng 1

Cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản

Dịch vụ hệ sinh thái Thức ăn, nơi cư trú

Người mua Các hộ dân địa phương

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Địa phương

Sự can thiệp của người bán Đóng góp tiền vật tư phục hồi rừng ngập mặn

Chi trả bởi người mua Tiền thuê mặt nước nuôi trồng thủy hải sản

(*) Cấu trúc PES: Bảo vệ vùng ven biển ở VQG Xuân Thủy

Hoạt động trồng mới và bảo vệ rừng ngập mặn VQG Xuân Thủy được khởi xướng từ chương trình 327 (Phủ xanh đất trống đồi núi trọc), tiếp theo đó nhân rộng diện tích nhờ Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Từ đó, các chương trình dự án phục hồi rừng ngập mặn ngày càng tăng, thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Từ năm 1997, các xã ven biển khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy lại nhận được sự hỗ trợ tích cực từ dự án “Phục hồi rừng ngập mặn” do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ. Sau 6 năm thực thi Dự án phục hồi rừng ngập mặn của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch đã trồng thành công trên 1500 ha rừng ngập mặn. Lúc đầu dự án chỉ trồng thuần loại loài Trang. Từ năm 2000, dự án trồng bổ xung các loài cây ngập mặn mới như: Bần chua, Đâng... Trong tháng 10 năm 2008 khoảng 14.000 cây phi lao được trồng trên diện tích 6,2ha tại Cồn Lu.

Nhận thức của dân cư địa phương về lợi ích nhiều mặt của công tác phục hồi, bảo vệ rừng ngập mặn nói riêng và bảo vệ tài ngun mơi trường nói chung đã được nâng cao: 15% trong số những người được phỏng vấn cho biết họ đã từng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường được tổ chức khá sinh động như: Giao

lưu văn hoá văn nghệ với chủ đề bảo vệ môi trường; Mở các chiến dịch truyền thông về bảo tồn thiên nhiên; Tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn và tài nguyên môi trường của Khu Ramsar Xuân Thủy trên hệ thống thông tin đại chúng….. Kết quả phỏng vấn

cho thấy, hầu hết người dân biết tới VQG nhận thức được rằng hành vi chặt phá rừng, săn bắt động thực vật phục vụ lợi ích cá nhân bị cấm hoàn toàn trong VQG.

Cũng theo kết quả phỏng vấn ghi nhận có khoảng 12% số người được phỏng vấn có tham gia vào hoạt động trồng và bảo vệ rừng, tuy nhiên hoạt động này thường diễn ra theo đợt vào khoảng tháng 5,6 dưới sự hỗ trợ của các tổ chức và VQG. Số tiền thu được từ hoạt động này cũng không nhiều, thực tế chi trả là 5000 đ/cây và thường không ổn định, đối với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng ngập mặn chỉ nhận được 100.000 đồng/ha/năm. Tuy nhiên, đa số người dân đều nhận thấy từ khi tăng diện tích rừng ngập mặn sản lượng các loài thủy sản tăng đáng kể (xuất hiện trở lại một số lồi như sam, móng tay, sị huyết,….) nên 98 % số hộ phỏng vấn sẵn sàng tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường của Vườn nếu được kêu gọi.

 Mơ hình tiềm năng PES khả dụng 2

Bảo vệ vùng ven biển Vườn quốc gia Xuân Thủy

Dịch vụ hệ sinh thái Bảo vệ chống lại bão ven biển

Người mua Chính quyền nhà nước (hoặc các tổ chức phi chính

phủ về mơi trường)

Người bán Người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn

Phạm vi địa lý Quốc gia (ảnh hưởng tất cả công dân)

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ, tăng cường, hoặc trồng rừng ngập mặn Chi trả bởi người mua Chi trả tiền mặt dựa vào đầu vào (dựa trên các biện

pháp tiến hành) (*) Cấu trúc PES: Du lịch sinh thái

+ Các hoạt động triển khai tại vườn: tập huấn hội thảo (tiền phòng, tiền ăn, ở, tham quan học tập) tiền này phải nộp 25% lợi tức doanh nghiệp của Vườn, còn lại chi cho: khen thưởng, phúc lợi, tái sản xuất mở rộng (mua sắm trang thiết bị).

+ Đối với người dân làm dịch vụ du lịch sinh thái thì họ được hưởng lợi trực tiếp và Vườn sẽ quản lý, điều phối các hoạt động này về mức phí tham quan du lịch, bảo vệ mơi trường trong hoạt động du lịch sinh thái.

 Mơ hình tiềm năng PES khả dụng 3

Du lịch sinh thái

Dịch vụ hệ sinh thái Sự nghỉ ngơi, giải trí

Người mua Du khách và các doanh nghiệp du lịch

Người bán Vườn quốc gia, các hộ dân

Phạm vi địa lý Vườn quốc gia Xuân Thủy

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ cảnh quan, xây dựng nhà ở, cung cấp

dịch vụ ăn nghỉ.

Chi trả bởi người mua Phí tham quan cho VQG và tiền mặt cho các hộ gia đình

(*) Cấu trúc PES: Tín dụng Cacbon

Rừng ngập mặn lưu giữ Cacbon nhiều hơn 50 lần rừng nhiệt đới (Cacbon xanh), tuy nhiên tiềm năng DVHST này tại VQG Xuân Thủy cũng như các VQG khác lại chưa được nghiên cứu, khai thác đúng mức. Theo Ths Nguyễn Viết Cách – Giám đốc VQG Xuân Thủy cho biết: “cần có chuyên gia về lĩnh vực này để xây dựng tín chỉ, sau đó đưa ra thị trường quốc tế công nhận. Nếu không đáp ứng được yêu cầu trên, thị trường tín dụng cacbon gần như là đóng băng”. Về thị trường này, VQG Xuân Thủy với sự trợ giúp của hai tổ chức quốc tế là: Foret trend và Mangrove for future phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Nam Định mới chỉ bước đầu tìm hiểu dưới dạng thức hội thảo và nghiên cứu chuyên đề: “Bảo tồn vùng ven biển: Hấp thụ Cacbon rừng ngập mặn”, năm 2009. Gần đây, một đơn vị tư vấn quốc tế đã khảo sát và dự kiến sẽ mua chứng chỉ Cacbon rừng ngập mặn ở khu vực dể bán cho thị trường Cacbon quốc tế.

 Mơ hình tiềm năng PES khả dụng 4

Hấp thụ và lưu giữ Cacbon

Người mua Các công ty tư nhân, các tổ chức mơi trường phi

chính phủ,…

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Quốc tế hoặc quốc gia

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ khuyến khích hay trồng rừng ngập mặn Chi trả bởi người mua Thanh toán tiền mặt dựa trên Cacbon được lưu trữ

thực tế (dựa trên đầu ra) hoặc hành động được thực hiện (dựa trên đầu vào)

c. Những bất cập trong việc khai thác DVHST tại VQG Xuân Thủy

(1) VQG Xuân Thủy là đại diện tiêu biểu cho khu hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển ở đồng bằng châu thổ sơng Hồng, chứa đựng một diện tích lớn rừng ngập mặn nhưng đến nay vẫn chưa huy động được nguồn lực từ dịch vụ môi trường rừng trong khi nguồn lực tài chính khơng ổn định. Trong những năm qua, VQG Xuân Thủy đã nhận được sự đầu tư to lớn của Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nguồn ngân sách cấp cho hoạt động bộ máy hàng năm là rất thấp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của Trung ương dẫn đến tình trạng nguồn tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng khôn khéo đất ngập nước không ổn định và khá thụ động

- Mặc dù DVHST của HST đất ngập nước ở VQG Xuân Thủy đã và đang tạo ra hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, nhưng cơ chế chia sẻ lợi ích dựa trên việc khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên của Vườn giữa các bên liên quan chưa được xác lập. Đây là một trong những nguồn tài chính tiềm năng và khá ổn định nếu các cơ sở pháp lý được thiết lập và sự đồng thuận của các bên liên quan.

(2) Thực tế cho thấy, chi phí trong phục hồi và quản lý rừng ngập mặn không chỉ bao gồm chi phí trực tiếp để trồng rừng, phục hồi và chăm sóc mà cịn là chi phí cơ hội của các hoạt động này hay việc bỏ qua thu nhập từ các hoạt động sử dụng đất thay thế khác như khai thác, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nơng nghiệp. Việc chi trả q thấp để có thể bồi đắp được các chi phí cơ hội đang là một thách thức khi thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 69 - 87)