Quy luật phân bố tƣớng trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử phát triển trầm tích holocen khu vực cửa sông tiền trong mối quan hệ với sự dao động mực nước biển luận văn ths địa chất 60 44 57 (Trang 39 - 45)

Chƣơng 3 TƢỚNG TRẦM TÍCH VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ

3.3. ĐẶC ĐIỂM TƢỚNG TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC CỬA SƠNG TIỀN

3.3.2. Quy luật phân bố tƣớng trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền

Quy luật phân bố của các tƣớng trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền gắn liền với dao động mực nƣớc biển trong Holocen và hoạt động kiến tạo hiện đại trong khu vực. Về tổng thể, cấu trúc trầm tích khu vực cửa sông Tiền bao gồm ba phần : dƣới cùng là các thành tạo của biển ven bờ gồm trầm tích cát bãi triều, cát bùn bãi triều và bùn đầm lầy ven biển hình thành trong giai đoạn biển tiến Holocen sớm. Phủ lên thành tạo biển ven bờ là thành tạo biển nơng – vũng vịnh gồm trầm tích sét bột xám xanh vũng vịnh đƣợc hình thành trong giai đoạn biển tiến cực đại Holocen giữa. Tiếp đến là thành tạo châu thổ gồm trầm tích bột sét chân châu thổ, cát bột lòng phân lƣu, bột sét lagoon cửa sông, bột sét đồng bằng châu thổ và cát cồn cát chắn cửa sơng hình thành trong giai đoạn Holocen giữa – muộn.

Trong giai đoạn biển tiến Holocen sớm – giữa, khu vực cửa sông Tiền đã hình thành các tƣớng trầm tích sau: Tƣớng cát bãi triều, tƣớng bột cát bãi triều, tƣớng sét bột xám xanh vũng vịnh. Vào đầu Holocen sớm khi mực nƣớc biển dâng cao, tràn ngập vùng đồng bằng ven biển và hình thành lên môi trƣờng biển ven bờ. Mới đầu hình thành lên các trầm tích của bãi triều là cát và bột cát. Trầm tích cát bãi triều có bề dày 13,8m trong lỗ khoan BT2, phân bố ở độ sâu từ 43,2m đến 57m và dày 11m trong lỗ khoan BT3, phân bố ở độ sâu từ 34m đến 45m. Trầm tích bột cát bãi triều có triều dày 1,8m trong lỗ khoan BT3, phân bố ở độ sâu từ 32,2m đến 34m. Sau đó mực nƣớc biển tiếp tục dâng cao biến các bãi triều thànhvùng đầm lầy và tạo lên tƣớng sét bột đầm lầy ven biển. Tƣớng này có bề dày 8,9 m trong lỗ khoan BT2, phân bố ở độ sâu từ 34,3m đến 43,2m. Vào khoảng 6.000 năm Bp, mực nƣớc biển đạt cực đại đã biến cả một vùng bãi triều và đầm lầy rộng lớn thành vùng biển nơng – vũng vịnh. Từ đó hình thành lên tƣớng sét xám xanh vũng vịnh. Tƣớng sét bột xám xanh vũng vịnh bề dày 4,3m trong lỗ khoan BT1, phân bố ở độ sâu từ 17 đến 21,3; dày 5,1 trong lỗ khoan BT2, phân bố ở độ sâu từ 29,2m đến 34,3m; dày 10,2m trong lỗ khoan BT3 (22- 32,2m).

Sau biển tiến cực đại, mực nƣớc biển bắt đầu rút xuống, châu thổ bắt đầu đƣợc hình thành. Phủ trực tiếp lên trên tƣớng sét bột xám xanh vũng vịnh là tƣớng bột sét chân châu thổ, tƣớng bột sét chân châu thổ có bề dày 2,7m trong lỗ khoan BT1 (14,3- 17m), dày 3,4m trong lỗ khoan BT2 (25,5-29,2m), dày 4m trong lỗ khoan BT3 (18- 22m). Mực nƣớc biển tiếp tục hạ thấp xuống, tƣớng cát bột tiền bar, tƣớng cát bột bar cát cửa phân lƣu, tƣớng cát bột lòng phân lƣu, tƣớng bột sét vụng gian lƣu và tƣớng cát cồn cát chắn cửa sơng đƣợc hình thành. Tƣớng cát bột tiền bar có bề dày 4,3m trong lỗ khoan BT1 (10 – 14,3m), 3,5m (từ 22-25,5m) trong lỗ khoan BT2 và 3m (từ 15-18m) trong lỗ khoan BT3. Tƣớng cát bột bar cát cửa phân lƣu dày 2,8m trong lỗ khoan BT1 (7,2-10m), dày 4,5m trong lỗ khoan BT2 (17,5-22) và dày 7,8m trong lỗ khoan BT3 (7,2-15m). Tƣớng cát bột lòng phân lƣu dày 3,2m trong lỗ khoan BT1 (4- 7,2m), dày 11,5m trong lỗ khoan BT2 (6-17,5). Tƣớng bột sét vụng gian lƣu dày 4m trong lỗ khoan BT1 (0-4m), dày 3,4m trong lỗ khoan BT2 (2,6-6m) và dày 4,5m trong lỗ khoan BT3 (2,7-7,2m). Tƣớng cát cồn cát chắn cửa sông dày 2,6m (từ 0-2,6m) trong lỗ khoan BT2 và dày 2,7m (từ 0-2,7m) trong lỗ khoan BT3.

Bảng 3.1. Tổng hợp các tham số trầm tích Holocen khu vực cửa sơng Tiền Tƣớng trầm tích Md (mm) So pH Kt Miền hệ thống trầm tích Cát cồn cát chắn cửa sơng 0,25 <1,3 - - HST Bột sét vụng gian lƣu 0,05 1,6-2,7 7-7,5 1,2-1,4 Cát bột lòng phân lƣu 0,15-0,45 1,7-3,2 7-7,3 - Cát bột bar cát

cửa phân lƣu 0,2 1,3-2,5 7-7,4 1,5 Cát bột tiền bar 0,05-0,25 <1,3 7,2-7,5 - Bột sét chân châu thổ 0,05 1,7-2,0 7,5-8 1,5-2 Sét bột xám xanh vũng vịnh 0,01 1,5-2,0 7,8 1,6-1,8 TST Sét bột đầm lầy ven biển 0,01 2,0-2,6 7,5 1,5-2 Bột cát bãi triều 0,1 2,3-2,8 7,5 1,3 Cát bãi triều 0,25 - 3 1,4-1,8 7 – 7,8

Chƣơng 4. ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC CỬA SÔNG TIỀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử phát triển trầm tích holocen khu vực cửa sông tiền trong mối quan hệ với sự dao động mực nước biển luận văn ths địa chất 60 44 57 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)