Khái quát tình hình ngập lụt trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng mô hình mike flood để khoanh vùng nguy cơ ngập lụt cho địa bàn thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 TỒNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.3. Khái quát tình hình ngập lụt trên địa bàn Hà Nội

Trên địa bàn Hà Nội, tình trạng ngập lụt hầu như xảy ra hàng năm vào mùa mưa từ tháng V đến tháng X. Trong nhiều năm trở lại đây cùng với sự phát triển kinh tế và biến đổi của khí hậu, hiện tượng ngập lụt trên địa bàn Hà Nội thường xuyên xảy ra với cường độ ngày càng cao.

Có 3 ngun nhân chính gây ngập lụt trên địa bàn Hà Nội: ngập lụt do vỡ đê, ngập lụt do mưa lớn nội đồng, ngập lụt do úng nội đồng kết hợp với lũ lớn trên sông gây vỡ đê bối.

1.3.1. Ngập lụt do vỡ đê

Vỡ đê tháng VIII/1913 làm ngập 307.670 ha lúa, trong đó mất trắng 118.640 ha ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hà Tây, Thái Bình, Bắc Ninh.

Vỡ đê tháng VIII/1915 - vỡ ở 42 chỗ với chiều dài 4180 m. Hà Nội, Hà Đông, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc đều bị ngập. 325.000 ha đất canh tác bị ngập, mất trắng 211.000 ha lúa.

Vỡ đê tháng VIII/1945 - vỡ ở 52 chỗ làm ngập 11 tỉnh, tổng diện tích đất canh tác bị ngập đến 312.000 ha.

Vỡ đê tháng VIII/1971 - do trận lũ lớn nhất trong gần 100 năm (1902-1999) làm ngập lụt ở nhiều nơi.

1.3.2. Ngập lụt do mưa lớn nội đồng

Địa hình trong nội đồng có nhiều ơ trũng. Mưa lớn, vượt mức thiết kế của các cơng trình thuỷ lợi, gây ngập lụt trên diện rộng. Điển hình là trận ngập lụt lịch sử tháng XI/1984. Đây là đợt mưa đặc biệt lớn trong vòng 100 năm ở đồng bằng Bắc Bộ (1886-1998). Mưa tập trung vào các ngày 9,10/XI - ở Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương... lượng mưa đạt 300 đến 700 mm gây ngập lụt trên diện rộng trong nhiều ngày khoảng 7,8 vạn ha ở các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng n,...

Trận mưa điển hình làm cho mực nước sơng Nhuệ ở mức rất cao là trận mưa tháng VIII/2006, có lượng mưa đo được từ 16 ÷ 20/VIII là 260,2 mm (tại trạm Hà Đông); 237,1 mm (tại Hà Nội); 248,2 mm (tại Vân Đình).... đã gây ra úng ngập trầm trọng cho thị xã Hà Đông, nhiều đoạn sông Nhuệ bị tràn bờ.

Đáng chú ý nhất là trận mưa xảy ra tu 30/X đến 04/XI năm 2008. Đây là đợt mưa lớn trái mùa đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội. Tổng lượng mưa ở khu vực Hà Nội phổ biến từ 350 - 550 mm. Mưa lớn xảy ra ở các huyện Ứng Hòa (603 mm), Hà Đông (707 mm), huyện Thanh Oai (914 mm) gây ngập nặng, có nơi ngập hàng m, kéo dài nhiều ngày.

1.3.3. Ngập lụt do úng nội đồng kết hợp lũ lớn trên sông gây vỡ đê bối

Khi xảy ra mưa lớn diện rộng làm mực nước lũ ngồi sơng dâng cao, đồng thời gây ngập lụt trong khu vực nội đồng. Nước trong đồng khơng thể tự chảy ra ngồi sơng khiến tình trạng ngập lụt càng trầm trọng hơn. Một số trận ngâp lụt do mưa lớn nội đồng kết hợp lũ ngoài sông đáng chú ý là:

Ngập lụt tháng VIII/1969: Lũ lớn làm vỡ hầu hết các đê bối hạ lưu sơng Hồng, Thái Bình, kết hợp mưa lớn làm ngập lụt đến 95.782 ha.

Trận ngập lụt tháng VIII/1968: Lũ lớn kết hợp với mưa lớn, nước dâng trong bão làm nhiều đoạn đê bối, đê địa phương bị tràn, vỡ, tổng diện tích lúa bị ngập đên 214.854 ha.

Trận ngập lụt tháng VII/1986: Lũ lớn trên sơng Hồng, Thái Bình làm vỡ nhiều đê bối, đê địa phương kết hợp với mưa lớn, làm ngập lụt hàng chục ngàn ha đất canh tác, làm chết 121 người, trôi 491 nhà.

Trận ngập lụt tháng VIII/1996: Lũ đặc biệt lớn kết hợp với mưa lớn, nước dâng trong bão làm tràn vỡ rất nhiều đoạn đê bối, đê địa phương, làm ngập trên 104.504 ha lúa, hoa màu, 61 người chết, 161 người bị thương,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng mô hình mike flood để khoanh vùng nguy cơ ngập lụt cho địa bàn thành phố hà nội (Trang 31 - 34)