Hình 2.1: Sơ đồ rửa tinh bột bằng hẹ máy lọc ép
Sử dụng máy lọc chân không rửa tinh bột cần đảm bảo các điều kiện sau: lượng SO2 trong sữa tinh bột không dưới 0,005%; vải lọc phải bền và sạch, nồng độ sữa tinh bột cố định 28 – 320C, áp suất chân không 600 – 650 mm thuỷ ngân, lượng nước rửa để xối 80 – 100 kg cho 1000 kg hạt khô.
Ở nhiều nước cịn dùng thiết bị lọc chân khơng hình đĩa hay xiclon nước để rửa tinh bột. Với các thiết bị này đảm bảo chất hoà tan trong tinh bột dưới 0,1% và protein không quá 0,5%.
III. Ứng dụng
Tinh bột giữ vai trị quan trọng trong cơng nghiệp thực phẩm do những tính chất lý hoá của chúng. Nguyên liệu này thường được dùng làm chất tạo độ nhớt sánh cho thực phẩm dạng lỏng, là tác nhân làm bền cho thực phẩm dạng keo, là các yếu tố kết dính và làm đặc tạo độ cứng và độ đàn hồi cho nhiều thực phẩm. Một số dạng sản phẩm trong thực phẩm có sử dụng loại nguyên liệu này như: các loại bánh, các loại kẹo, bia rượu...
– Trong sản xuất thực phẩm: là nguyên liệu chính để chế biến bột báng, bột khoai, mì, miến, bún, nui, hủ tiếu và các loại bánh ngọt truyền thống.
– Trong công nghiệp thực phẩm: được dùng làm chất phụ gia cho công nghiệp bánh kẹo, đồ hộp.
– Trong xây dựng: được ví như chất gắn kết bê tơng, tăng liên kết cho đất sét, đá vơi. Chưa kết, nó cịn là keo dính gỗ, phụ gia sản xuất ván ép, sơn nhà,…
– Trong mỹ phẩm và dược phẩm: là thành phần không thể thiếu trong phấn tẩy trắng, đồ trang điểm, phụ gia cho xà phòng, kem thoa mặt, tá dược.
– Trong cơng nghiệp khai khống: dùng làm phụ gia cho tuyển nổi khoáng sản. Tinh bột khoai mì cũng cịn là nhũ tương trong dung dịch khoan dầu khí.
– Trong cơng nghiệp giấy: được sử dụng để chế tạo chất phủ bề mặt, thành phần nguyên liệu giấy không tro cũng như các sản phẩm tã giấy cho trẻ em.
– Trong công nghiệp dệt: là nguyên vật liệu cần thiết trong hồ vải sợi, in. – Trong nông nghiệp: dùng làm chất trương nở, giữ ẩm cho đất và cây trồng, chống lại hạn hán, thiếu nước.
Tinh bột gạo được sử dụng trong nhà bếp cho các chế phẩm khơng có gluten và thuần chay. Thay thế trứng và bột mì rất tốt. Nó có đặc tính làm dày cho kẹo và kem. Làm cho bánh và đồ nướng nhẹ hơn và mềm hơn, ủng hộ men.
Tinh bột ngơ được ứng dụng nhiều trong các món ăn hằng ngày, là chất kết dính, chất làm đặc, chất làm dày, chất ổn định và chất nhũ hóa trong các ngành cơng nghiệp thực phẩm, ngành công nghiệp dược phẩm và các ngành công nghiệp khác.
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho nhu cầu của con người hoặc gia súc thuộc động vật không nhai lại.
Tinh bột cũng là nguồn nguyên liệu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Trên thế giới, lượng tinh bột sản xuất hàng năm khoảng trên 1 tỷ tấn từ nguyên liệu lúa mì, gạo, ngơ, khoai tây.
Ở Mỹ, khoảng 20 triệu tấn tinh bột sản xuất từ ngô được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp. Ở châu Âu, một lượng tinh bột đáng kể được sản xuất từ khoai tây. Ở châu Á, lượng tinh bột được sản xuất chủ yếu từ sắn. Riêng ở Thái Lan, hơn một nửa sản lượng sắn (khoảng 20 triệu tấn) được sử dụng trong công nghiệp sản xuất tinh bột.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đức Hợi (chủ biên), Lê Hồng Khanh, Mai Văn Lề, Lê Thị Cúc, Hoàng Thị Ngọc Châu, Lê Ngọc Tú, Lương Hồng Nga, 2009. Kỹ thuật chế biến lương thực – tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
2. Lê Văn Việt Mẫn (Chủ biên), Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Hà, 2011. Công nghệ chế biến thực phẩm. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Trương Thị Minh Hạnh, 2007. Tinh bột khai thác
và ứng dụng. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
4.Trần Như Khuyên (Chủ biên), Hồng Xn Anh, 2007. Giáo trình Cơng nghệ