Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc địa chất trong khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế thủy điện nhỏ bằng phương pháp địa chấn khúc xạ (Trang 26 - 33)

+ Độ dài các tuyến đo: Khảo sát địa chấn được tiến hành trên 6 tuyến bao gồm các tuyến và độ dài tuyến tương ứng :

Tuyến chính B1-B15: 1800 m Tuyến ngang B16: 120 m Tuyến ngang B17: 120 m Tuyến ngang B18: 120 m Tuyến ngang B19: 120 m Tuyến ngang B15: 120 m

Tổng độ dài các tuyến đo: 2400 m + Sơ đồ thiết kế đo địa chấn (Hình 3.1)

+ Kết quả đo địa chấn các tuyến đo

Hình 3.3: Mặt cắt địa chấn của tuyến ngang B15

Hình 3. 5: Mặt cắt địa chấn dọc theo tuyến ngang B17

Hình 3.7: Mặt cắt địa chấn của tuyến ngang B19

Nhận xét:

Kết quả địa chấn - địa chất dọc tuyến chính B1÷B15.

Mặt cắt dọc này thể hiện điều kiện địa chấn – địa chất thay đổi khơng nhiều, mặt địa hình và các ranh giới địa chấn ít bị phân cắt và hoạt động phong hóa xảy ra ở mức trung bình (xem hình 3.2)

Mặt cắt địa chấn – địa chất thể hiện mơ hình 5 lớp, phản ánh sự thay đổi tính chất cơ lý của đất đá theo độ sâu, thu được qua kết quả phân tích lát cắt và tốc độ truyền sóng trong lớp. Do thi cơng thực địa vào mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp đến độ sâu cỡ 10 m, nên kết quả địa chấn phản ánh tốt thực trạng đất đá của vùng.

- Lớp phủ mặt: với thành phần mùn thực vật, sét bột lẫn dăm sạn, mảnh vụn đá phong hoá, bề dày thay đổi, từ 0.1 đến 1 m, cá biệt dày nhất ở giữa tuyến đến 1.8 m ở đoạn giữa các mốc B5 và B6. Tốc độ truyền sóng trong lớp thay đổi từ 500 đến 700 m/s, phản ánh đất đá khô nhưng gắn kết nhất định.

- Lớp cận mặt: bề dày thay đổi từ 0.1 đến 4 m, phổ biến là 1 đến 3 m, tốc độ truyền sóng từ 800  1100 m/s.

- Lớp phong hóa triệt để: bề dày thay đổi từ 0.5 đến 5 m, phổ biến là 2 đến 3 m, có tốc độ truyền sóng từ 1100  1700 m/s.

- Lớp đá gốc phong hóa: bề dày thay đổi từ 0.6 đến 4 m, phổ biến là 2.5 đến 3.5 m, có tốc độ truyền sóng từ 1700  2100 m/s.

- Lớp đá tươi rắn chắc: tốc độ truyền sóng từ 3000  5000 m/s, cá biệt tại các ổ phong hóa thì thấp hơn, trị thấp nhất là 2300 m/s.

Tổng bề dày lớp phong hóa phổ biến ở mức 3 đến 8 m, nơi dày nhất thì đến 10 m: chủ yếu ở giữa tuyến, quãng điểm mốc B5 đến B6. Chân lớp đá gốc phong hóa ở độ sâu cỡ 4 đến 10 m, sâu nhất đến 13.5 m.

Độ sâu phát triển nứt vỡ trong đá gốc đến cỡ 4 đến 14 m, nơi sâu nhất đến 18.5 m. Ranh giới nứt vỡ là ranh giới có tính giả định, vì sự phong hóa giảm từ từ theo độ sâu và ranh giới này được xác định từ phân tích mặt cắt tốc độ truyền sóng địa chấn.

Mặt cắt có thể chia thành 4 đoạn với biểu hiện khác nhau.

- Đoạn đầu tuyến, từ đầu kênh qua các điểm B1, đến B4, là đoạn có mức phong hóa trung bình, phát triển đến độ sâu cỡ 5 m.

- Đoạn từ mốc B4 đến B8 là đoạn có phong hóa mạnh, phát triển đến độ sâu lớn nhất, cỡ 13.5 m.

- Đoạn từ mốc B8 đến B12 là đoạn có phong hóa trung bình, giống như đầu tuyến.

- Đoạn từ mốc B12 đến cuối B15 có địa hình phân cắt hơn, bề dày phong hóa nhỏ, đến độ sâu 2 tới 4 m. Hiện tượng này là do hoạt động bào mịn gây ra.

Nhìn chung mặt cắt thể hiện mức độ phong hóa vừa phải. Phần nền đá gốc có độ cứng chắc tốt, thuận lợi cho việc xây dựng cơng trình.

Kết quả địa chấn - địa chất các tuyến ngang B16, B17, B18, B19, B15.

- Tuyến B16 nằm ở đầu kênh trục, trên đoạn có địa hình bằng phẳng, và hoạt động phong hóa diễn ra đồng đều. Bề dày lớp phong hóa cỡ 3 đến 4 m. Vì vậy tốc

độ truyền sóng trong lớp đá gốc thấp hơn các đoạn khác của tuyến chính, nó có giá trị vào cỡ 3300 đến 3800 m/s. Điều này phản ánh hoạt động phong hóa đã xâm nhập sâu, và tạo ra sự nứt vỡ trong đá gốc (xem hình 3.4)

- Tuyến B17 (hình 3.5) nằm trên đoạn có phong hóa tương đối mạnh của tuyến trục. Phần đầu gần giữa tuyến, bề dày phong hóa đến cỡ 6 m. Tốc độ truyền sóng trong đá gốc ở mức 3400 đến 3900 m/s. Điều này cho thấy tuyến đo có phong hóa đã gây nứt vỡ nhất định trong đá gốc.

- Tuyến B18 nằm cuối đoạn phong hóa mạnh hơn (đã nêu trong mơ tả tuyến trục chính). Bề dày lớp phong hóa đạt đến 7 m, và giảm chút ít về cuối tuyến ngang. Hoạt động phong hóa cũng gây ra nứt vỡ trong đá gốc, dẫn đến tốc độ truyền sóng tính được theo tuyến này vào cỡ 3300 đến 3400 m/s (xem hình 3.6)

- Tuyến B19 nằm trên ổ phong hóa mạnh theo quan sát trên tuyến trục chính. Bề dày lớp phủ phong hóa đến cỡ 7 m. Độ cao chân lớp ít thay đổi dọc tuyến, cho thấy địa hình thay đổi là do bào mòn gây ra. Dựa trên đặc trưng động lực của sóng, ta có thể thấy có bất thường trong sự lan truyền năng lượng sóng ở nửa cuối tuyến, và phân lập được một đứt gẫy giả định, ở quãng điểm nổ DN4. Đứt gãy có quy mơ nhỏ, nhưng là yếu tố tạo thuận lợi cho phong hóa phát triển mạnh hơn các đoạn khác. Tốc độ truyền sóng quan sát được thay đổi nhiều, từ 2600 m/s tại đầu tuyến ngang, nơi phong hóa sâu nhất, đến 3800 - 3900 m/s ở giữa tuyến, đặc trưng cho đá gắn kết tốt (hình 3.7)

- Tuyến B15 (xem hình 3.3) nằm ở cuối kênh trục, trên đoạn có địa hình

nhấp nhơ và hoạt động bào mịn đã làm cho lớp phong hóa tương đối mỏng. Điểm khác thường là trên phần bằng phẳng ở đầu tuyến, lớp phong hóa chỉ dày cỡ 1 m, trong khi phía sườn dốc thì dày hơn, đến 2 m. Tại khe trũng, lớp này dày đến 3 m.

- Các tuyến ngang cho thấy nói chung điều kiện địa chấn địa chất ở hai bên tuyến trục chính (±60 m) không khác nhiều so với tuyến trục. Điều này đảm bảo việc xây dựng cơng trình là thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc địa chất trong khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế thủy điện nhỏ bằng phương pháp địa chấn khúc xạ (Trang 26 - 33)