CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3.2. Thành phần cấp hạt và chất hữu cơ tổng số trong trầm tích suối Văn
Do có địa hình dốc, tốc độ dịng chảy khá cao nên lớp trầm tích ở suối Văn Dƣơng tƣơng đối mỏng, dao động trong khoảng từ 10-60cm. Nơi trầm tích có độ dày lớn nhất là khu vực cách điểm tiếp nhận nƣớc thải của KCN sơng Cơng khoảng 150m về phía hạ lƣu.
Qua q trình khảo sát thấy rằng tại vị trí cửa xả nƣớc thải lớp trầm tích phân bố khá mỏng nên trầm tích tại đây có tỷ lệ sét và limon khá thấp, tỷ lệ cát sỏi khá cao. Tại vị trí cách cửa xả nƣớc thải của Khu công nghiệp 50m (TT3) (trên rãnh thải) lớp trầm tích tích tụ khá dày tỷ lệ sét và limon tại đây khá cao do tốc độ dòng chảy tại đây giảm dần. Tuy nhiên, tại suối Văn Dƣơng sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp
50m (TT4) do độ dốc và tốc độ dòng chảy tăng đột biến từ 0,2km/h đến 0,9km/h nên lớp trầm tích phân bố ở đây khá mỏng. Ở phần suối tiếp theo do diện tích bề mặt suối tăng lên dẫn đến tốc độ dòng chảy giảm dần từ 0,9km/h xuống 0,3km/h nên trầm tích tại đây có xu hƣớng tăng lên. Điểm tích tụ trầm tích nhiều nhất tại suối Văn Dƣơng là ở sau điểm tiếp nhận nƣớc thải khoảng 150m (TT5) với độ dày lớp trầm tích khoảng 0,5m. Đến điểm tiếp theo TT6 lớp trầm tích phân bố tại đây có giảm do tốc độ dòng chảy tăng lên. Ở đoạn suối tiếp theo từ TT6 đến TT7 do đoạn suối này có độ dốc lớn, tốc độ dịng chảy giảm dần, do đó tại điểm tiếp nhận nƣớc thải của Khu cơng nghiệp 300m (TT7) có độ trũng lớn nhất trong khu vực nghiên cứu nên lƣợng trầm tích phân bố tại đây tăng đột biến. Và sau vị trí TT7 đến TT9 do cao độ tại các vị trí này trên suối cao hơn và do tốc độ dịng chảy lớn nên lƣợng trầm tích phân bố tại đây và những đoạn tiếp theo rất ít gần giống nhƣ vị trí trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp, tỷ lệ sét và limon ở đây khá thấp, tỷ lệ cát sỏi cao.
Đoạn suối Văn Dƣơng tại khu vực nghiên cứu nằm ở thƣợng nguồn của cả suối Văn Dƣơng với chiều dài khoảng 5km, do vậy q trình lắng đọng trầm tích xảy ra với các cấp hạt lớn là chủ yếu. Đây cũng là nguyên nhân giải thích trầm tích ở suối Văn Dƣơng có thành phần cấp hạt thơ chiếm ƣu thế. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 23 cho thấy tỷ lệ cấp hạt cát >0,02 mm thƣờng chiếm trên 80%, trong khi cấp hạt sét và limon chỉ chiếm dƣới 20%. Do trong trầm tích có tỷ lệ sét thấp nên khả năng hấp phụ các chất ơ nhiễm của lớp trầm tích ở đây cũng hạn chế. Nhƣ vậy, khả năng lan truyền các chất ô nhiễm trong nƣớc sẽ tăng và chất ô nhiễm sẽ đƣợc vận chuyển đi xa hơn.
Các số liệu ở Bảng 23 cũng cho thấy hàm lƣợng chất hữu cơ tổng số trong trầm tích có sự biến động mạnh, dao động từ 1,34% đến 11,91%, vị trí có hàm lƣợng chất hữu cơ cao nhất là mẫu TT5. Đây cũng là điểm thấp nhất trong phạm vi khảo sát từ TT1 đến TT5 và tốc độ dòng chảy cũng thấp nhất nên các cấp hạt mịn có khả năng lắng đọng trầm tích tốt hơn. Ngồi ra cịn do tại vị trí lấy mẫu TT5 cịn tiếp nhận nƣớc thải sinh hoạt của một
số hộ dân sống cạnh suối, cịn các vị trí khác khơng có.
Bảng 23. Thành phần cơ giới của trầm tích suối Văn Dương
STT Ký hiệu mẫu CHC (%) Thành phần cấp hạt (%) Sét (<0,002mm) Limon (0,002-0,02mm) cát (>0,02mm) 1 TT1 1,34 2,08 2,13 95,8 2 TT2 1,78 3,21 2,56 94,23 3 TT3 7,28 16,13 2,01 81,86 4 TT4 2,41 5,18 1,17 93,65 5 TT5 11,91 18,17 3,91 77,91 6 TT6 4,12 7,8 0,64 91,57 7 TT7 5,47 11,00 3,07 85,93 8 TT8 3,34 3,56 2,45 94,00 9 TT9 1,36 2,2 2,36 95,44