Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số đặc điểm SINH học SINH sản của NGÁN (austriella corrugata lucine deshayes, 1843) tại QUẢNG NINH (Trang 41 - 44)

Tổng hợp các kết quả quan sát tế bào sinh dục, tiêu bản lát cắt, chia sự phát triển tuyến sinh dục của ngán thành 5 giai đoạn (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ngán Giai

đoạn Hình thái TSD Tế bào sinh dục Tiêu bản lát cắt

0 Chưa phân biệt

đực, cái

Quan sát tế bào sinh dục không phân biệt được con đực, con cái bằng mắt thường cũng như quan sát trên kính hiển vi. Về hình thái tuyến sinh dục lúc này thì trong và xẹp lép I

Giai đoạn

TSD con đực có màu trắng sữa, con cái có

Trứng có hình cầu, dày đặc, kích thước bắt đầu

Bắt đầu xuất hiện nang trứng và tinh nang.

non màu nâu sẫm; thể tích đã tăng lên, dễ dàng lấy được sản phẩm sinh dục bằng cách rạch bụng; sản phẩm sinh dục còn kết dính khó tan trong nước.

tăng do tích luỹ noãn hoàng; chưa phân biệt được nhân; Tinh trùng là những chấm nhỏ không chuyển động.

Nang trứng rỗng bên trong, trên vách nang có một lớp tế bào nhỏ bắt màu hồng nhạt. II Giai đoạn phát triển Thể tích tuyến sinh dục tăng nhanh, từ giai đoạn này trở đi tuyến sinh dục có thể lấy được bằng cách rạch bụng . Trứng tăng nhanh về kích thước, nhân trứng lớn và đã nhìn rõ. Trứng có hình cầu dính với nhau như tổ ong (Hình 3.3).

Tinh trùng dày đặc, vận động yếu ớt

Nang trứng bắt đầu phồng lên, bên trong các noãn bào phát triển lấp đầy khoảng trống của nang trứng (Hình 3.4).

Nang tinh phát triển mạnh, phồng to (Hình 3.5). III Giai đoạn thành thục

Giai đoạn này thể tích tuyến sinh dục tăng đến mức tối đa, nhìn bên ngoài tuyến sinh dục có dạng căng tròn. Sản phẩm sinh dục có thể chảy ra khi ta ấn nhẹ vào phần thân mềm. Sản phẩm sinh dục nhanh chóng hoà tan vào trong nước, ta có thể nhìn thấy từng hạt trứng trên lam kính bằng mắt thường. Trứng rời từng hạt, mật độ dày đặc, hạt trứng có dạng tròn có cuống (Hình 3.6). Tinh trùng hoạt động mạnh trong nước (Hình 3.8) Nang trứng phồng to, bên trong chứa đầy trứng chín. Trứng có hình tròn, bầu dục. Kích thước trứng lớn, màu hồng nhạt, nhìn rõ hạch nhân (Hình 3.7). Nang tinh bước sang giai đoạn chín, lúc này ta có thể phân biệt được các tinh bào (Hình 3.9).

IV Giai đoạn

thoái hoá /sau đẻ

Tuyến sinh dục co lại và mềm nhũn. Bề mặt tuyến sinh dục bị chia cắt bởi các đường trong suốt dạng rễ cây.

Mật độ trứng trên lam kính còn không đáng kể, xuất hiện nhiều vết rách của nang trứng. Trên lam kính còn lác đác một vài tinh trùng chuyển động.

Lúc này ngán đã đẻ xong, trong nang trứng còn sót lại một vài tế bào trứng (Hình 3.10). Tuyến sinh dục đực chứa các nang tinh rỗng và bị rách nát, dọc theo các vách nang còn sót lại từng đám nhỏ, tinh trùng chưa phóng hết ra ngoài trong quá trình sinh sản.

Hình 3.3. Tế bào trứng giai đoạn II (Độ phóng đại 400 lần)

Hình 3.4. Tiêu bản TSD con cái giai đoạn II (Độ phóng đại 400 lần)

Hình 3.5. Tiêu bản TSD con đực giai đoạn II (Độ phóng đại 400 lần)

Hình 3.6. Tế bào trứng giai đoạn III (Độ phóng đại 400 lần)

Hình 3.7. Tiêu bản TSD con cái giai đoạn III (Độ phóng đại 400 lần)

Hình 3.8. Tế bào TSD con đực giai đoạn III (Độ phóng đại 400 lần)

Hình 3.9. Tiêu bản TSD đực giai đoạn III (Độ phóng đại 400 lần)

Hình 3.10. Tiêu bản TSD cái gđ IV (Độ phóng đại 400 lần)

Các giai đoạn phát triến sinh dục của ngán so với các nhóm nhuyễn thể khác như: ngao, sò, hầu, điệp cho thấy đều tuân theo quy luật phát triển chung.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số đặc điểm SINH học SINH sản của NGÁN (austriella corrugata lucine deshayes, 1843) tại QUẢNG NINH (Trang 41 - 44)