1.5. Quá trình phân hủy của polyetylen
1.5.4. Phân hủy oxy hóa nhiệt
Tốc độ phân hủy nhiệt ở nhiệt độ thường tương đối chậm, do đó để thử nghiệm oxy hóa nhiệt cần phải tiến hành trong tủ sấy khơng khí ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Các tính chất cơ lý, chỉ số cacbonyl, chỉ số chảy và tỷ trọng được sử dụng chủ yếu để đánh giá mức độ phân hủy [22,23,28]. Jakubowicz [25] đã nghiên cứu q trình phân hủy oxy hóa nhiệt của polyetylen. Kết quả cho thấy khối lượng phân tử trung bình của PE ước tính đạt 5000 Da sau 2 tuần ở 700C và sau 8 tuần ở 600C, như vậy nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến q trình lão hóa. Nghiên cứu còn cho thấy nồng độ oxy trong khoảng 5 – 20% khơng có bất kỳ ảnh hưởng gì đến tốc độ lão hóa của PE ở cả hai nhiệt độ này. Một số tiêu chuẩn để đánh giá q trình phân hủy oxy hóa nhiệt của polyme trong điều kiện kiểm soát được liệt kê trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Các tiêu chuẩn đánh giá quá trình phân hủy nhiệt
Ký hiệu Tên tiêu chuẩn
ASTM D6954 – 04
Standard guide for exposing and testing plastics that degrade in the environment by a combination of oxidation and biodegradation
ASTM D3045 – 92 Standard practice for heat ageing of plastics without load ASTM D5510 – 94 Standard practice for heat ageing of oxidatively
degradable plastics
ISO 2578:1993 Plastics – determination of time-temperature limits after prolonged exposure to heat
ISO 4577:1983
Plastics; polypropylene and propylene – copolymes; determination of thermal oxidative stability in air; oven method
ISO 4611:2008 Plastics – determination of the effects of exposure to damp heat, water spray and salt
Tiêu chuẩn ASTM D5510–94 đánh giá quá trình phân hủy của các chất dẻo dễ bị oxy hóa. Vật liệu được tiếp xúc ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau trong khoảng thời gian dài. Phương pháp này khuyến cáo nên sử dụng tiêu chuẩn D3826 để đánh giá điểm cuối của quá trình phân hủy – được định nghĩa là điểm khi 75% số mẫu được kiểm tra có độ dãn dài khi đứt nhỏ hơn 5%. Theo tiêu chuẩn, mẫu được đặt trên khung và đặt trong tủ sấy để cả hai mặt của mẫu được tiếp xúc với luồng khơng khí.
CHƢƠNG 2 - THỰC NGHIỆM