Tổng quan về chỉsố đánh giá chất lƣợng nƣớc (Chỉ số 2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chỉ số sử dụng nước và chất lượng nước trong quá trình phát triển năng lượng sinh học tại việt nam (Trang 33 - 37)

Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Tổng quan về chỉsố đánh giá chất lƣợng nƣớc (Chỉ số 2)

Để đo được chỉsố chất lượng nước đối với đối tượng cây sắn, việc lấy mẫu nước đã được thực hiện ở các khu vực trồng sắn ở Phú Thọ .15 mẫu nước đã được thu thập từ các hồ, mương tưới tiêu bên cạnh các khu vực trồng sắn. Các phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm được thực hiện bởi Trung tâm Phân tích và Chuyển giao Cơng nghệ Mơi trường, IAE. Các thơng số chính được phân tích là nồng độ nitơ, phốt pho, BOD, COD. Kết quả phân tích đã được trình bày và so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam 08 về chất lượng nước mặt do Bộ Tài nguyên và

Môi trường ban hành năm 2015 (QCVN 08: 2015 / BTNMT) trong bảng 3.5. Việc sử dụng phân bón sâu bao gồm số lượng và tỷ lệ phân bón được áp dụng sẽ được ước tính thơng qua phỏng vấn trực tiếp với nơng dân địa phương.

Để đo được chỉ số chất lượng nước đối với đối tượng là hầm khí sinh học, việc lấy mẫu nước được thực hiện ở các hộ gia đình và trang trại chăn ni có cơng trình khí sinh học ở tỉnh Phú Thọ. 30 mẫu nước được lấy tại vị trí cuối cùng trước khi được thải ra môi trường ( bể điều áp) tại các xã Quang Húc - huyện Tam Nông và xã Xuân Lộc – huyện Thanh Thủy . Các phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm được thực hiện bởi Viện Môi trường Nông nghiệp. Ở Việt Nam, nước thải của gia súc được phân loại là nước thải cơng nghiệp nên các kết quả phân tích mẫu nước thải được so sánh theo tiêu chuẩn 40 của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) áp dụng (QCVN 40: 2011 / BTNMT). Các thơng số chính được phân tích là TSS, pH, BOD, COD, Nts, Pts, Coliforms.

2.4.1. Miêu tả chỉ số và đơn vị đo lường

* Miêu tả và đơn vị đo lƣờng

- Nồng độ chất gây ô nhiễm đối với nguồn nước do sử dụng phân bón cho sản xuất nguyên liệu sinh học và thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm nồng độ chất ô nhiễm từ tổng sản lượng nông nghiệp trong lưu vực ( Đơn vị: kg N, P / ha / năm) (chỉ số 2.1)

- Nồng độ chất gây ô nhiễm đối với nguồn nước do các chất thải từ quá trình chế biến sinh học trong lưu vực ( Đơn vị: mg/ lít) (chỉ số 2.2)

* Yêu cầu tham số:

- Tổng số lượng phân bón N và P được áp dụng trên một ha đối với tổng sản lượng nông nghiệp ở lưu vực

- Tổng N, P trong nguồn nước

- Nồng độ chất ô nhiễm từ nước thải từ các cơ sở chế biến nhiên liệu sinh học và các cơ sở chế biến nông nghiệp khác và tỷ lệ lưu lượng xả

- Số lượng năng lượng sinh học được sản xuất trong các cơ sở chế biến nguyên liệu sinh học

- Diện tích đất sử dụng cho sản xuất nguyên liệu sinh học / sản xuất nông nghiệp

* Phương pháp tính:

Chỉ số 2.1: Nồng độ Nitơ và phốt pho trong nguồn nước là kết quả của việc

sản xuất nguyên liệu năng lượng sinh học và của tất cả các hoạt động sản xuất nơng nghiệp khác trong lưu vực. Do đó, kết quả thường được ước tính thơng qua mơ hình kỹ thuật do sự tương tác phức tạp giữa các hoạt động quản lý nơng nghiêp, đất, đặc điểm khí hậu và tình trạng dinh dưỡng của nguồn nước.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dữ liệu giám sát chất lượng nước và các dữ liệu có thể được tham khảo từ các nghiên cứu để ước tính nồng độ Nitơ, phốt pho trong phạm vi diễn ra các hoạt động nông nghiệp và lưu vực nguồn nước đã được nghiên cứu. Chỉ số này cho phép các quốc gia xác định áp lực các chất dinh dưỡng và thuốc trừ sâu từ hoạt động nông nghiệp để xác định mức độ mà những áp lực này sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

Chỉ số 2.2: Nồng độ chất gây ô nhiễm đối với nguồn nước do các chất thải từ

quá trình chế biến sinh học trong lưu vực có thể đo trực tiếp tại các điểm xả thải của các nhà máy chế biến năng lượng sinh học.

Một thước đo quan trọng để đo nồng độ chất ô nhiễm trong nguồn nước do nước thải chế biến năng lượng sinh học và nồng độ ô nhiễm từ tổng lượng nước thải từ chế biến nông nghiệp trong lưu vực là BOD và COD.

Hàng ngày hoặc hàng năm, nồng độ ô nhiễm từ một nhà máy chế biến có thể được tính bằng cách nhân nồng độ chất ơ nhiễm trong nước thải với lưu lượng xả thải của nó. Nồng độ hàng ngày có thể được so sánh với tổng giá trị nồng độ tối đa hàng ngày. Giá trị hàng năm của nồng độ ơ nhiễm (kg/năm) có thể được tổng hợp từ tất cả các lưu vực để tính tốn cho quy mơ quốc gia.

2.4.2. Ý nghĩa

Đo lường và giám sát tác động của sản xuất và chế biến nguyên liệu năng lượng sinh học đến chất lượng nước. Tác động đáng kể nhất của sản xuất và chế

biến nguyên liệu sinh học đến chất lượng nước từ việc sử dụng nitơ và phốt-pho trong phân bón.

Nitơ là một chất dinh dưỡng quan trọng cho các loài động thực vật và quá trình tuần hồn, giữ lại nitơ là một chức năng quan trọng của hệ sinh thái. Tuy nhiên khi nồng độ nitơ từ phân bón lắng đọng trong khí quyển vượt quá khả năng chứa của hệ sinh thái trên cạn, mức dư thừa có thể xâm nhập vào các vùng nước mặt theo dòng nước. Phốt-pho cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng cho tất cả các sinh vật sống. Nhưng cũng giống như nitơ, thừa phốt-pho góp phần gây ra hiện tượng tảo nở hoa và tăng trưởng theo cấp số nhân của vi khuẩn lam, ngồi ra cịn gây mùi khó chịu và cạn kiệt oxy cần thiết cho sinh vật dưới nước

Chỉ số 2.1. Theo dõi nồng độ của Nitơ và phốt-pho trong nguồn nước do

sản xuất nguyên liệu năng lượng sinh học sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn tác động của sản xuất nguyên liệu năng lượng sinh học có thể gây ra với chất lượng nước

Chỉ số 2.2. Theo dõi nồng độ ô nhiễm từ nước thải của các nhà máy chế biến

nguyên liệu năng lượng sinh học sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn tác động của các nhà máy chế biến năng lượng sinh học có thể gây ra với chất lượng nước

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chỉ số sử dụng nƣớc và hiệu quả sử dụng nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chỉ số sử dụng nước và chất lượng nước trong quá trình phát triển năng lượng sinh học tại việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)