Đặc điểm địa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp khoảng cách tần suất nhận dạng trong giải đoán địa chất số liệu địa vật lý hàng không luận văn ths 60 44 61 (Trang 45 - 48)

3.2. Đặc điểm địa chất và địa vật lý của vùng Đơng Tuy Hịa

3.2.2. Đặc điểm địa chất

Khu vực nằm sát rìa phía Nam- Đơng Nam của đới Kon Tum và là một một khối nâng bền vững trong suốt Plaleozoi. Tuy nhiên, từ Plaleozoi muộn đến đệ tứ,

vùng bị các hoạt động của quá trình hoạt hóa magma kiến tạo xảy ra mạnh mẽ đã phá vỡ móng kết tinh. Phần lớn diện tích của vùng lộ ra các magma xâm nhập của các phức hệ khác nhau. Một số diện tích bị phủ bởi các thành tạo trầm tích phun trào có tuổi Carbon – Permen, triat trung, Kreta, Kainozoi. Phần còn lại là các đá mỏng kết tinh cịn sót lại. Trong vùng khảo sát có 9 hệ tầng :  Hệ tầng Đắcmi (Pr1dm);  Hệ tầng Đắclin (C3-P1dl);  Hệ tầng Măngzang (T2mg);  Hệ tầng Đraylinh (J2dr);  Hệ tầng Easup (T2es);  Hệ tầng Đơn Dƣơng (Kdd);  Hệ tầng sông Ba (Nsb);  Hệ Neogen- Đệ tứ (N2-Q1);  Hệ Đệ Tứ (Q);

Các trầm tích đệ tứ phân bố trong các thung lũng sông và đồng bằng ven biển gồm các loại cuội sỏi, cát sét, nhiều nguồn gốc chƣa gắn kết hoặc gắn kết yếu. trong bột kết chứa nhiều di tích động thực vật và mảnh vỡ đá gốc, các mảnh laterit màu nâu.

Các thể magma xâm nhập trong vùng nghiên cứu có biểu hiện vơ cùng phong phú và đa dạng do các hoạt động magma kiến tạo vô cùng mạnh mẽ từ cuối Paleozoi đến Đệ tứ.

 Phức hệ Tumơrong (mPr1tm);

 Phức hệ Bến Giằng (P1bg);

 Phức hệ Vân Canh (T2-3vc);

 Phức hệ Định Quán (K1dq);

 Phức hệ Đèo Cả (Kdc);

a. Đặc điểm kiến tạo

Vùng nghiên cứu chiếm phần rìa Nam- Đơng Nam đới nâng Kom Tun. Đới nâng này đƣợc giới hạn bởi các đứt gãy sâu Hƣng Nhƣợng- Tà Vi ở phía bắc, Tuy Hịa- Oranh ở phía Nam. Vùng bay bị phân cắt bởi 4 hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam, Tây Bắc- Đông Nam, á kinh tuyến và á vĩ tuyến trong đó hai hệ thống đầu phổ biến hơn. Khu vực chia làm 2 phần : phần Tây Bắc đứt gãy Tuy Hòa- Oranh phổ biến nhất hệ thống đứt gãy Tây Bắc; phần Đơng Nam đứt gãy Tuy Hịa- Oranh phổ biến cả hai hệ thống đứt gãy Đông Bắc và Tây Bắc.

b. Khống sản

Trên diện tích nghiên cứu các khống sản rất phong phú và đa dạng, nhƣng do mức độ nghiên cứu địa chất còn chƣa thật chi tiết nên chƣa có đầy đủ cơ sở khoa học để dự báo triển vọng khoáng sản của chúng một cách vững chắc. Tuy nhiên từ các tài liệu địa chất đã có, có thể nêu một số nhận xét về đặc điểm khoáng sản nhƣ sau:

 Trong vùng phát triển các thành hệ địa chất thuận lợi cho việc tạo quặng và phân bố quặng, nhất là quặng nội sinh.

 Là vùng có hoạt động hoạt hóa magma kiến tạo mạnh mẽ từ Paleozoi muộn nên vỏ Trái Đất ở đây bị dập vỡ mạnh mẽ và tái diễn nhiều lần bởi những hệ thống khe nứt, đứt gãy lớn nhỏ phức tạp theo nhiều phƣơng khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và tích tụ khống sản.

 Các khoáng sản đáng chú ý nhất trong vùng là : vàng, đất hiếm, kim loại hiếm, kim loại phóng xạ và cuối cùng là kim loại màu (Cu, Pb, Zn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp khoảng cách tần suất nhận dạng trong giải đoán địa chất số liệu địa vật lý hàng không luận văn ths 60 44 61 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)