II. Các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cung
5. Xây dựng chiến lược thích hợp cho xuất khẩu trong thời gian tới
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu được hiểu như là một hệ thống các mục tiêu giải pháp nhằm thực hiện cácmục tiêu của nhà xuất khẩu. Chiến lược được xây dựng trên cơ sở đánh giá chính xác mối quan hệ giữa hai nhân tố doanh nghiệp và thị trường.
Về phía doanh nghiệp, người xuất khẩu sẽ phải trả lời được các câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu? chúng ta muốn gì? và chúng ta có thể làm gì.
Về phía thị trường, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi: Đâu là thị trường hiện tại của doanh nghiệp? Đâu sẽ là thị trường của doanh nghiệp? Các thị trường này sẽ biến đổi như thế nào?
Như vậy một chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội và hạ chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh.
5.1. Các mục tiêu của Công ty.
Việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp bao giờ cũng rất khó khăn bởi vì các mục tiêu chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn sự mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu mở rộng thị trường cũng như việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không cũng vậy, việc duy trì mức lợi nhuận qua các năm bị đánh đổi bằng sự bỏ lỡ các cơ hội đầu tư hay mục tiêu thị phần. Do vậy trong những năm tới việc thay đổi cách nhìn về mục tiêu chiến lược là rất quan trọng đối với lãnh đạo Công ty. Trong những năm tới Công ty cần tập trung vào những mục tiêu cốt lõi sau:
- Nâng cao thị phần của Công ty trên thị trường quốc tế.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng sản phẩm xuất khẩu.
5.2. Những giải pháp chiến lược cụ thể.
Thứ nhất: đối với việc nâng cao thị phần xuất khẩu của công ty, Công ty cần chủ động nâng cao sức cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh ở trong nước và ngoài nước Trung Quốc, Thái Lan, cần mở rộng mối quan hệ kinh doanh. Việc nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới cũng là một hướng đi quan trọng. Đối với các thị trường EU, Mỹ có khả năng tiêu thụ rất lớn, việc tăng cường chi phí cho công tác Marketing để tìm các đối tác xuất khẩu trực tiếp trên thị trường này sẽ đem lại
lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có các biện pháp thâm nhập các thị trường khác như: mở rộng danh mục hàng xuất khẩu, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, các chính sách ưu đãi về giá cả thanh toán…
Thứ hai: để đầu tư vào lĩnh vực chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc huy động vốn, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài, các nhà máy trong nước. Về lâu dài cạnh tranh chất lượng sẽ là nhân tố quyết định sự thắng bại trong kinh doanh xuất khẩu. Do vậy cho dù phải hy sinh một phần lợi nhuận để đạt được mục tiêu chất lượng cũng là điều thích đáng.