Hình 3.6 cho ta chuyển dịch mùa mƣa cho khu vực Việt Nam thể hiện rõ rệt. Trong từng giai đoạn thể hiện rõ tâm mƣa lớn tập trung cho khu Trung Trung Bộ (Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam), có sự chuyển dịch tƣơng đối vị trí các tâm mƣa lớn qua từng giai đoạn. Sự mở rộng hay thu hẹp các tâm mƣa cũng thể hiện rất rõ nét qua từng giai đoạn cụ thể. Mùa mƣa có thể bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn tùy từng giai đoạn.
- Giai đoạn 1951-1960 tâm mƣa tập trung khoảng vĩ độ 15-19 độ vĩ Bắc, mùa mƣa bắt đầu từ đầu tháng VII cho đến cuối tháng XII. Mƣa cực đại tập trung trong khoảng thời gian từ tháng IX-XI
-Giai đoạn 1961-1970 mƣa lớn tập trung khoảng 15-17 độ vĩ bắc, mùa mƣa bắt đầu từ giữa tháng VIII và kết thúc vào tháng XII. Mƣa cực đại tập trung trong khoảng thời gian từ tháng IX-XI.
-Giai đoạn 1971-1980 vùng mƣa lớn mở rộng ra cả phía Bắc khoảng 15-22 vĩ bắc, mùa mƣa bắt đầu từ giữa tháng V và kết thúc tháng X trên vĩ độ 190 N, mùa mƣa bắt đầu khu vực Bắc Trung Bộ từ tháng VII và kết thúc vào tháng XII. Mƣa cực đại tập trung ở Bắc Trung Bộ khoảng vĩ độ 180N vào khoảng giữa tháng IX.
-Giai đoạn 1981-1990 vùng mƣa thu hẹp rõ rệt, lƣợng mƣa ở phía Bắc có xu hƣớng giảm. Khu vực tập trung mƣa lớn ở vĩ độ 18, 19 kéo dài từ cuối tháng IX đến đầu tháng XI.
-Giai đoạn 1991-2000 vùng mƣa mở rộng từ vĩ độ 15-19 độ vĩ bắc. Mùa mƣa ở phía Bắc bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào khoảng tháng X. Mùa mƣa dịch chuyển xuống Bắc Trung Bộ bắt đầu từ cuối tháng VII đến giữa tháng XII. Mƣa lớn tập trung ở khoảng vĩ độ 15 (Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) vào khoảng tháng X.
-Giai đoạn 2001-2007 mùa mƣa bắt đầu ở Bắc Bộ từ khoảng tháng V và kết thúc khoảng tháng X. Mùa mƣa dịch chuyển đến Bắc Trung Bộ vào khoảng tháng VII và kết thúc tháng XII; đến Nam Trung Bộ vào khoảng tháng V; đến Tây Nguyên vào khoảng tháng V và kết thúc khoảng tháng X; đến Nam Bộ khoảng cuối tháng IV và kết thúc khoảng cuối tháng X. Trung tâm mƣa lớn tập trung khu vực vĩ độ từ 13-170N vào khoảng tháng X.
3.1.2.2 Sự chuyển dịch mùa mưa theo kinh độ
Hình 3.7, 3.8 và 3.9 cho ta phân bố lƣợng mƣa theo kinh tuyến cho khu vực Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau. Có thể thấy sự dịch chuyển các khu vực tập trung mƣa có sự khác nhau giữa các giai đoạn cả về thời gian và vị trí. Mùa mƣa dịch chuyển từ Tây sang Đông bắt đầu từ đầu tháng V. Thời gian bắt đầu mùa mƣa có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy theo từng giai đoạn nghiên cứu.
1951-1960 1961-1970
Hình 3.7 Sự chuyển dịch mùa mƣa giai đoạn 1951-1960 và 1961-1970 theo kinh tuyến (đơn vị: mm/năm)
-Giai đoạn 1951-1960 (hình 3.7) ta có thể thấy mùa mƣa dịch chuyển từ đầu tháng V ở kinh tuyến 1020E trên khu vực Tây Bắc đến tháng VI dịch chuyển đến
kinh tuyến 1050E thuộc địa phận các tỉnh Bắc Trung Bộ đến giữa tháng X dịch chuyển đến kinh tuyến 1080
E trên khu vực Nam Trung Bộ.
-Giai đoạn 1961-1970 (hình 3.7) lƣợng mƣa giảm rõ rệt khi dịch chuyển sang đến khoảng kinh độ của Việt Nam. Khu vực kinh tuyến 1030E thể hiện trung tâm mƣa lớn (lƣợng mƣa cực đại 6000-6500 mm/năm) trong khoảng thời gian từ tháng VI-tháng IX. Khi vùng mƣa này dịch chuyển dần sang phía đơng có thể thấy lƣợng mƣa giảm một cách rõ rệt.
1971-1980 1981-1990
Hình 3.8 Sự chuyển dịch mùa mƣa giai đoạn 1971-1980 và 1981-1990 theo kinh tuyến
(đơn vị: mm/năm)
-Giai đoạn 1971-1980 (hình 3.8) Lƣợng mƣa giảm dần khi dịch chuyển dần từ đơng sang tây, có sự tăng lại về lƣợng mƣa khi vùng mƣa dịch chuyển đến kinh độ 1050
-Giai đoạn 1981-1990 (hình 3.8) có 2 vị trí mƣa lớn. Đầu tiên là ở kinh tuyến 1020E-1030E từ tháng VII đến giữa tháng IX. Lƣợng mƣa giảm đi đáng kể khi dịch chuyển về phía Đơng.Vị trí thứ 2 ở kinh tuyến 1090E -1100E từ cuối tháng X đến đầu tháng XII.
1991-2000 2001-2007
Hình 3.9 Sự chuyển dịch mùa mƣa giai đoạn 1991-2000 và 2001-2007 theo kinh tuyến
(đơn vị: mm/năm)
-Giai đoạn 1991-2000 (hình 3.9) hình có dạng gần tƣơng tự nhƣ 1981-1990 nhƣng lƣợng mƣa tăng lên rõ rệt. Tâm mƣa cực đại đạt 6000 mm/năm ở kinh độ 1020-1030E vào giữa tháng VII. Lƣợng mƣa giảm dần khi dịch chuyển từ tây sang đông và tăng trở lại ở kinh tuyến 1090E vào đầu tháng X.
-Giai đoạn 2001-2007(hình 3.9) thể hiện 2 vị trí mƣa lớn rõ rệt.Vị trí đầu tiên trên kinh tuyến 1020E-1030E (Tây Bắc) trong khoảng thời gian từ giữa tháng VI đến giữa tháng IX. Vị trí thứ 2 trên kinh tuyến 1070E-1080E trong khoảng thời gian từ đầu tháng VIII đến cuối tháng IX. Vị trí thứ 3 nằm ở kinh tuyến 1090
E-1100E trong khoảng thời gian từ giữa tháng X đến tháng XII. Lƣợng mƣa trong giai đoạn này có thể thấy có xu hƣớng giảm.
Trong các giai đoạn thể hiện rõ mùa mƣa bắt đầu từ cuối tháng V ở phía tây khoảng kinh tuyến 1020-1030E. Ở tất cả các giai đoạn đều rất dễ nhận thấy đƣợc tâm mƣa lớn nằm ở khoảng kinh tuyến này vào nửa cuối tháng V. Dải mƣa này có xu thế dịch chuyển về phía đơng kết thúc vào cuối tháng XII trên kinh tuyến 1100
E.
3.1.3 Biến đổi lƣợng mƣa năm cho trên từng khu vực ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, điều kiện thời tiết và khí hậu có chiều hƣớng diễn biến phức tạp hơn. Trên cơ sở những thơng tin về mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu đặc biệt là biến đổi lƣợng mƣa sẽ đƣợc thực hiện cho từng khu vực cụ thể ở Việt Nam. Ở các phần trên cho ta cái nhìn bao quát nhất đến phân bố lƣợng mƣa và sự chuyển dịch mùa mƣa cho toàn Việt Nam. Trong phần này tơi phân tích cho từng khu vực cụ thể ở Việt Nam nhằm chỉ ra biến đổi lƣợng mƣa năm cho 7 khu vực cụ thể (bảng 3.1).
Bảng 3.1 Các khu vực nghiên cứu
TT Ký hiệu Khu vực nghiên cứu
1 BI Tây Bắc Bộ
2 BII Đông Bắc Bộ
3 BIII Đồng Bằng Bắc Bộ
4 BIV Bắc Trung Bộ
5 NI Nam Trung Bộ
6 NII Tây Nguyên
Trên bảy khu vực nghiên cứu thể hiện biến đổi lƣợng mƣa trung bình cho từng giai đoạn rất rõ rệt (hình 3.10):
BI BII
NI NII
Hình 3.10 Biến đổi lƣợng năm ngày trên từng khu vực ở Việt Nam ở những giai đoạn khác
nhau. Đơn vị (mm/ngày)
NIII
Vùng khí hậu BI thuộc địa phận Tây Bắc, bao gồm tỉnh Lai Châu, tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên với độ cao địa lý phổ biến 100 - 800m. Biến đổi lƣợng mƣa năm trên khu vực Tây Bắc (B1) tƣơng đối đồng nhất. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào đầu tháng X. Các tháng cao điểm của mùa mƣa rơi vào các tháng V, VI, VII ,VIII. Trong giai đoạn 1951-1960 mùa mƣa bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào tháng X. Tháng cao điểm của mùa mƣa trong giai đoạn này rơi vào các tháng VI, VII, VIII. Trong giai đoạn 1961-1970 mùa mƣa bắt đầu từ đầu tháng IV và kết thúc vào cuối tháng X. Tháng cao điểm của mùa mƣa rơi vào các tháng V, VI, VII,VIII. Các giai đoạn 1971-1980, 1981-1990, 1991-2000, 2001-2007 thể hiện biến đổi mùa tƣơng tự. Tuy nhiên có thể thấy rõ rằng, trong giai đoạn 1961-2007 lƣợng mƣa có xu thế cao hơn lƣợng mƣa trung bình nhiều năm với các tháng cao
điểm mùa mƣa rơi vào các tháng V, VI, VII, VIII, IX.
Trong giai đoạn 1971-2007 dƣờng nhƣ mùa mƣa hết thúc muộn hơn với lƣợng mƣa ở giai đoạn này lƣợng mƣa cao hơn lƣợng mƣa trung bình cho đến hết tháng XI. Giai đoạn 1991-2000 thể hiện một cực đai mƣa rơi vào tháng VII với lƣợng mƣa trung bình này đạt 18 mm/ngày.
Khu vực Đơng Bắc Bộ (BII) chủ yếu là địa phận các tỉnh Việt Bắc, Đông Bắc bao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Hịa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh với độ cao địa lý phổ biến 50 - 500m. Biến đổi lƣợng mƣa trên khu này thể hiện một biến đổi tƣơng đối đồng nhất so với trung bình nhiều năm, với một cực đại mƣa (khoảng 11 mm/ngày) vào khoảng giữa tháng VIII trong thời kỳ 1971-1980. Thời kỳ 1951-1960 lƣợng mƣa khá thấp so với trung bình nhiều năm. Ở các giai đoạn khác đều thể hiện mùa mƣa bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào cuối tháng X. Các tháng cao điểm mùa mƣa rơi vào các tháng V, VI, VII, VIII.
Với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (BIII) chủ yếu là địa phận các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh trung du kế cận bao gồm Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình với độ cao địa lý phổ biến dƣới 50m. Biến đổi lƣợng mƣa trên khu vực này thể hiện xu thế biến đổi khác nhau giữa các thời kỳ so với trung bình nhiều năm. Mùa mƣa trên khu này bắt đầu từ tháng IV đến tháng X. Tháng cao điểm mùa mƣa rơi vào các tháng V, VI, VII, VIII, IX. Giai đoạn 1951-1960 thể hiện lƣợng mƣa thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Một cực đại mƣa rơi vào cuối tháng VIII trong giai đoạn 1971-1980 (15 mm/ngày). Giai đoạn 1981-1990 có lƣợng mƣa vào mùa mƣa thấp hơn so với trung bình nhiều năm, cực đại mƣa đạt 13 mm/ ngày vào tháng X.
Đối với khu vực Bắc Trung Bộ (BIV) chủ yếu là địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế với độ cao địa lý phổ biến dƣới 100m. Mùa mƣa có sự chuyển dịch dần về cuối năm. Mùa mƣa bắt đầu trên khu vực này từ tháng VII và kết thúc vào tháng XII. Thể hiện rõ trên hình mùa mƣa phụ (Tiểu Mãn) rơi từ tháng IV đến tháng VI. Các tháng cao điểm mùa
mƣa rơi vào các tháng VIII, IX, X. Trong giai đoạn 2001-2007 có một mùa mƣa phụ (tiểu mãn) thể hiện rất rõ rệt với lƣợng mƣa cao hơn hẳn so với các giai đoạn khác. Giai đoạn 1951-1960 lƣợng mƣa thấp hơn so với lƣợng mƣa trung bình nhiều năm. Giai đoạn 1981-1990 có lƣợng mƣa tăng vọt về cuối mùa mƣa (tháng IX-XI) so với các giai đoạn khác, cực đại mƣa đạt 17 mm/ ngày vào tháng X.
Với khu vực Nam Trung Bộ (NI) bao gồm địa phận thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với độ cao địa lý phổ biến dƣới 100m. Mùa mƣa trên khu vực này bắt đầu từ tháng VII và kết thúc vào tháng XII. Các tháng cao điểm mùa mƣa rơi vào các tháng VIII, IX, X, XI. Giai đoạn 1991-2000 lƣợng mƣa cao hơn trung bình nhiều năm trong các tháng IX-XII,với lƣợng cực đại mƣa (16 mm/ngày) vào giữa tháng X. Thời kỳ 1961-1970 thể hiện lƣợng mƣa thấp dƣới trung bình.
Khu vực Tây Nguyên (NII) bao gồm địa phận các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với độ cao địa lý phổ biến 100 - 800m. Thể hiện biến đổi lƣợng mƣa trên khu vực tƣơng đối cao. Cực đại mƣa (16 mm/ ngày) vào tháng đầu tháng VIII thời kỳ 2001-2007. Ở từng thời kỳ có sự dịch chuyển thời gian bắt đầu kết thúc có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tuy nhiên đều thể hiện một xu thế biến đổi gần tƣơng tự nhau, với lƣợng mƣa cao hay thấp tùy từng thời đoạn. Mùa mƣa bắt đầu trên khu vực từ cuối tháng IV và kết thúc vào tháng XI. Các tháng cao điểm mùa mƣa: VI, VII, VIII, IX. Giai đoạn 1951-1970 có lƣợng mƣa thấp hơn trung bình nhiều năm. Giai đoạn 1981-2007 lƣợng mƣa cao hơn trung bình nhiều năm. Đặc biệt trong giai đoạn 2001-2007 thể hiện một cực đại lƣợng mƣa rơi vào giữa tháng VIII (16 mm/ngày).
Khu vực Nam Bộ (NIII) bao gồm các tỉnh thuộc Tây Nam Bộ và cả các tỉnh thuộc Đơng Nam Bộ, kéo dài về phía Bình Thuận chút ít, với độ cao địa lý phổ biến dƣới 50m. Biến đổi lƣợng mƣa trên khu vực này tƣơng đối ổn định giữa các thời đoạn. Lƣợng mƣa ngày trên khu vực này thấp (< 12 mm/ngày). Mùa mƣa trên khu vực này bắt đầu từ giƣã tháng IV đến tháng XI. Các tháng cao điểm mùa mƣa rơi vào các tháng VII, VIII, IX, X. Lƣợng mƣa tăng trong giai đoạn 2001-2007 với các tháng cao điểm mùa mƣa đến sớm hơn từ tháng V.
Bảng 3.2 Kết quả so sánh của Nghiên cứu với những nghiên cứu trƣớc đây về biến đổi lƣợng mƣa năm trên từng khu vực ở Việt Nam
Khu vực
Theo Nguyễn Đức Ngữ Theo nghiên cứu
Bắt đầu Cao điểm Kết thúc Bắt đầu Cao điểm Kết thúc Tây Bắc 4, 5 7, 8 9, 10 4 5-9 10 Đông Bắc 4, 5 7, 8 9, 10 4 5-8 10 Đồng bằng Bắc Bộ 4, 5 7, 8 10 4 5-9 10 Bắc Trung Bộ 5, 6 9 10, 11 4,6 8-10 12 Nam Trung Bộ 8, 9 10, 11 12 7 8-11 12 Tây Nguyên 4, 5 8, 9, 10 10, 11 4 6-9 11 Nam Bộ 5 8, 9, 10 10 4 7-10 11
Nhƣ vậy thời điểm bắt đầu mùa mƣa có sự dịch chuyển giữa các khu vực và thời đoạn. Sự biến đổi lƣợng mƣa cũng khác nhau giữa các thời đoạn. Lƣợng mƣa năm ở miền Bắc trội hơn ở miền Nam, về trị giá phổ biến cũng nhƣ về trị số của các trung tâm mƣa.
3.2 Biến động lƣợng mƣa giữa các năm cho 7 khu vực ở Việt Nam
Trên cơ sở số liệu lƣợng mƣa APHRODITE 1950-2007 có thể thấy xu thế biến đổi lƣợng mƣa khá rõ rệt trong khoảng một trăm năm trở lại đây cho từng khu vực cụ thể ở Việt Nam.Sử dụng phƣơng trình hồi quy tuyến tính nghiên cứu chỉ ra xu thế biến động lƣợng mƣa cho từng khu vực nghiên cứu bao gồm: Tây Bắc (B1), Đông Bắc (B2), Đồng bằng Bắc Bộ (B3), Bắc Trung Bộ (B4), Nam Trung Bộ (N1), Tây Nguyên (N2) và Nam Bộ (N3). Có thể thấy lƣợng mƣa có xu thế tăng trên tồn lãnh thổ Việt Nam trong cả giai đoạn nghiên cứu 1951-2007.
3.2.1 Biến động lƣợng mƣa khu vực Tây Bắc (BI)
Hình 3.11 cho thấy biến động lƣợng mƣa cho khu vực Tây Bắc thời kỳ 1951- 2007. Dễ nhận thấy lƣợng mƣa trong thời kỳ này có xu thế tăng. Có thời điểm lƣợng mƣa cực đại đạt đƣợc từ >1800 mm/năm.
Giai đoạn 1960-1985 lƣợng mƣa lớn hơn so với trung bình nhiều năm thể hiện xu thế tăng. Trong khi đó ở những giai đoạn nhỏ hơn nhƣ 1985-1990, 1951-1958 lƣợng mƣa nhỏ hơn so với trung bình nhiều năm điều này cho thấy lƣợng mƣa trong những giai đoạn này có xu thế giảm. Tuy nhiên trên cả giai đoạn 1951-2007 lƣợng mƣa khu vực Tây Bắc thể hiện xu thế tăng.