Tổng quan khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các đặc điểm hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện yên châu, tỉnh sơn la001 (Trang 34 - 37)

1.4.1. Vị trí địa lý

Yên Châu là huyện miền núi biên giới, nằm về phía đơng nam của tỉnh Sơn La; phía bắc giáp huyện Bắc Yên, phía tây giáp huyện Mai Sơn, phía đơng giáp huyện Mộc Châu và phía nam giáp Cộng Hịa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Tọa độ địa lý của huyện Yên Châu là 104o10’ – 104o40’ kinh độ Đông và 21o 07’ – 21o14’ vĩ độ Bắc.

Huyện Yên Châu có diện tích đất tự nhiên là 843 km2, dân số 68.753 người (năm 2009). Yên Châu có 1 thị trấn và 14 xã: Chiềng Pằn, Chiềng Tương, Lóng Phiêng, Tú Nang, Mường Lựm, Chiềng Hặc, Phiêng Khoài, Chiềng On, Yên Sơn, Chiềng Sàng, Chiềng Đông, Sập Vạt, Chiềng Khoi, Viêng Lán. Trung tâm huyện là thị trấn Yên Châu, nằm trên đường quốc lộ 6, cách thị xã Sơn La khoảng 64 km về hướng Đơng Nam; có 47 km đường biên giới với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào [21]. Vị trí địa lý của huyện n Châu được mơ tả tương đối trong hình 1.2.

Địa hình Yên Châu đặc trưng bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, kẹp giữa là một thung lũng thấp. Biên độ địa hình rất lớn, nơi thấp nhất chỉ khoảng 150m và nơi cao nhất lên đến trên 1500m (đỉnh núi nằm ở phía Bắc của Huyện Yên Châu).

Nhìn chung, địa hình khu vực Yên Châu có cấu trúc khá phức tạp, bị chia cắt mạnh. Có thể chia địa hình n Châu thành hai phần chính sau:

 Vùng lịng chảo n Châu có địa hình thấp, độ cao trung bình khoảng 400m so với mực nước biển, địa hình chia cắt phức tạp, phần lớn đất đai có độ dốc lớn. Mặt khác, đây là vùng trũng thấp kẹp giữa hai vùng núi cao do đó thường xuyên xảy ra các hiện tượng lũ quét, sạt lở khi có mưa lớn. Ngồi ra, vùng này cịn là nơi tập trung phần lớn dân cư, là nơi diễn ra nhiều hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

 Vùng núi có độ cao trung bình từ 900-1000m so với mực nước biển. Vùng này đặc trưng với các bãi khá bằng phẳng nằm xen giữa các dãy núi cao. Tuy nhiên, địa hình ở đây cũng bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn. Đây còn là vùng phát triển trồng các loại cây chuyên canh tập trung và chăn nuôi gia súc nên sự phụ thuộc vào nguồn nước rất cao. Hạn hán xảy ra sẽ là khó khăn chính cho canh tác nơng nghiệp trên đất dốc, khi mà việc canh tác phụ thuộc nhiều vào lượng mưa.

1.4.3. Đặc điểm khí hậu

Yên Châu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, kết hợp với các yếu tố vị trí địa lý, địa hình tạo cho Yên Châu sự phân dị về khí hậu, mặc dù diện tích của khu vực này khơng lớn. n Châu là một trong 9 trung tâm mưa nhỏ của cả nước với tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1200-1400mm [10]. Theo thống kê của trạm khí tượng thủy văn n Châu thì mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm; mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu khu vực Yên Châu được chia thành hai tiểu vùng khí hậu khác nhau:

 Vùng lịng chảo n Châu: Có khí hậu khơ nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Đặc trưng của khu vực này là chế độ nhiệt và số ngày nắng cao, lượng mưa nhỏ do bị bao bọc bởi các dãy núi cao, do đó nguy cơ hạn hán cao.

 Vùng núi cao, biên giới có khí hậu mát, độ ẩm cao và có nhiệt độ tương đương nhiệt độ trung bình ở vùng thấp của khu vực Á nhiệt đới. Khu vực này thường

mưa nhiều và có chế độ mưa nhiều vào các tháng giữa năm và hạn hán vào các tháng mùa khô. Mùa khô thường xảy ra rét đậm kéo dài, thường xảy ra sương muối ở vùng cao biên giới.

1.4.4. Điều kiện thủy văn

Địa hình chia cắt mạnh tạo cho n Châu có một hệ thống sông suối phong phú và phức tạp. Các hệ thống sơng suối chính bao gồm: Hệ thống suối Sập, hệ thống suối Vạt và hệ thống suối Nậm Pàn. Tuy nhiên, hệ thống sông suối của khu vực phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng có quốc lộ 6 đi qua và một số xã vùng biên giới.

1.4.5. Tình hình sử dụng đất

Trong khu vực nghiên cứu, có ba loại hình sử dụng đất phổ biến là: (i) Nhóm đất nơng nghiệp chiếm 76% diện tích đất tự nhiên; (ii) Nhóm đất phi nơng nghiệp chiếm 3,62% diện tích đất tự nhiên; (iii) Đất chưa sử dụng chiếm 20,38% diện tích đất tự nhiên.

Trong nhóm đất nơng nghiệp, trồng cây hàng năm chiếm 93,33% tổng diện tích, bao gồm các cây ngô, sắn xen các cây ngắn ngày. Hầu hết các cây hàng năm được canh tác trên vùng đất dốc, canh tác phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thời tiết và phụ thuộc vào nước trời.

Hình 1.2. Mơ tả vị trí huyện n Châu – tỉnh Sơn La

(Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Sonla;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các đặc điểm hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện yên châu, tỉnh sơn la001 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)