So sánh hoạt tính xúc tác MA với xúc tác bazơ đồng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo xúc tác axít rắn trên cơ sở al2o3 biến tính bằng la và zn để điều chế biođiesel từ nguồn mỡ động vật đã qua sử dụng (Trang 57 - 59)

Thực hiện phản ứng este chéo hóa mỡ bị (40 mL) với metanol, sử dụng hai hệ xúc tác axit rắn MA và natri melonat (MeONa). Các thông số phản ứng và kết quả được đưa ra ở bảng 3.5. Với xúc tác bazơ đồng thể MeONa, do mỡ bị có hàm lượng axit béo tự do rất cao (chỉ số FFA 5,35 mg KOH/g), nên phản ứng sinh ra nhiều xà phòng.

Bảng 3.5. Thơng số phản ứng este chéo hóa với xúc tác MA và MeONa Xúc tác Tỷ lệ metanol/dầu Hàm lượng xúc tác Nhiệt độ phản ứng Thời gian phản ứng Hiện tượng tạo nhũ

MA 18:1 3 % .kl 60 - 65 oC 8 giờ không tạo nhũ Hầu như

MeONa 9:1 3 % .kl 60 - 65 oC 4 giờ Sản phẩm có nhiều nhũ, nhanh bị đóng

rắn

.

Ngồi ra, mỡ bị sau xử lý vẫn khơng khan hồn tồn, vẫn cịn lẫn một lượng nước, dưới tác dụng của xúc tác bazơ sẽ thúc đẩy phản ứng thủy phân triglyxerit thành axit béo và diglyxerit, khi rửa bằng nước thì có hiện tượng tạo nhũ nhiều. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu suất phản ứng tạo metyl este. Ngồi ra, các mono- và diglyxerit là những có khối lượng phân tử tương đối lớn, khó bay hơi, chính vì vậy nếu phân tích bằng GC các sản phẩm này sẽ rất dễ nằm lại trong cột sắc kí, làm ảnh hưởng tới kết quả phân tích.

So với xúc tác MeONa, xúc tác dị thể MA cần thời gian tiến hành phản ứng lâu hơn do mỡ bò chứa nhiều phân tử hữu cơ có gốc hydrocarbon mạch

dài (như axit oleci, axit stearic, ...) làm cho mỡ có độ nhớt rất lớn và làm hạn chế quá trình phân tán pha. Tuy nhiên với phản ứng dùng xúc tác MA, lượng metyl este sau khi xử lý nhiều hơn so với trường hợp sử dụng xúc tác MeONa do phản ứng tạo nhũ rất ít.

Hình 3.12. So sánh hiện tượng tạo nhũ với phản ứng sử dụng hai hệ xúc tác khác nhau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo xúc tác axít rắn trên cơ sở al2o3 biến tính bằng la và zn để điều chế biođiesel từ nguồn mỡ động vật đã qua sử dụng (Trang 57 - 59)