Đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tro bay tới một số tính chất đất cát và sinh trưởng của cây trồng (Trang 26 - 31)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Tro bay nhà máy nhiệt điện Phả Lại: tro bay được lấy ngay dưới giàn lọc bụi tĩnh điện, là loại tro bay có tính kiềm, pHKCl = 9,45.

- Đất cát ven biển (Haplic Arenosols): Đất cát ven biển được lấy tại xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ở độ sâu 0-20 cm và được chuyển về Hà Nội, sử dụng để bố trí thí nghiệm chậu vại.

- Phân khống NPK, phân chuồng

- Cây khoai lang (Pomoea batatas) là giống khoai lang KB4 - Cây lạc (Arachis hypogaea) là giống lạc L23

2.1.1. Một số đặc điểm chính của cây trồng nghiên cứu

2.1.1.1. Một số đặc điểm chính của cây Khoai lang KB4

a. Nguồn gốc

Giống khoai lang KB4 được Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo từ quần thể hạt lai giữa 2 giống Shiro-yutaka và Hi-starch của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Nhật Bản thực hiện năm 1998.

b. Đặc điểm của giống

- Dạng thân bò màu phớt hồng, lá màu xanh, xẻ thùy sâu. - Thời gian sinh trưởng khoảng 115-120 ngày.

- Củ có dạng thn dài, màu tím hồng, ruột trắng, ăn ngọt và bở, nhiều bột.

- Giống khoai lang KB4 có tỷ lệ chất khô củ rất cao (31,2-32,3%), tỷ lệ tinh bột củ đạt 70,7-73,7% thích hợp cho ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến thực phẩm. - Thích hợp cho trồng vụ Thu Đông và vụ Xuân.

c. Quy trình kỹ thuật sản xuất cây khoai lang

 Chuẩn bị giống, đất trồng

- Nhân giống (bằng dây). Dây giống 50 - 60 ngày tuổi, đảm bảo khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Không trồng dây non hoặc già.

- Sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm giống, khơng có rễ trên cây, độ dài dây giống khoảng 25 – 30 cm.

- Chuẩn bị đất: Cày bừa kỹ, tơi xốp và sạch cỏ, yêu cầu đất thoát nước, lên luống rộng 0,9 – 1,1 m; chiều cao luống từ 35 – 40 cm

 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ (360 m2)):

- Mức trung bình 700 - 800 kg phân chuồng hoai mục + 10 kg đạm urê + 30 kg supe lân + 15 - 20 kg kali clorua

- Dùng toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali clorua rải đều trên rãnh được rạch giữa mặt luống để bón lót lúc trồng.

- Lượng phân cịn lại được chia để bón thúc làm 2 lần

Chăm sóc

Tuần đầu sau khi trồng nên tưới nước giữ ẩm để tỷ lệ sống được đảm bảo và nhanh bén rễ. Chú ý bón thúc sớm ở giai đoạn 30 - 40 ngày và 70 - 80 ngày sau trồng, vun cao, lấp kỹ gốc và kết hợp nhấc dây bò lan xuống rãnh cho leo lại lên luống, nhằm làm đất rễ phụ trên thân, tập trung dinh dưỡng nuôi cây và để củ phát triển. Khi khoai lang đã xuống củ nếu có điều kiện và gặp hạn nhất là vụ đơng cần được tưới đủ ẩm để kích thích phình củ to, nhiều tinh bột. (Nên tưới theo rãnh ngập 2/3 luống, đủ ngấm trong 2 - 3 giờ rồi tháo hết nước để tránh thối củ do hà). Nếu có nhu cầu cắt dây cho chăn nuôi, chỉ nên cắt khi thân lá đã phủ kín mặt luống. Nên cắt tỉa nhánh dây ra trước và nằm sát mặt đất, khơng tỉa dây chính. Mỗi gốc chỉ nên tỉa 1 - 2 dây nhánh để tránh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ.

Phòng sâu bệnh:

Giống khoai lang KB4 ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên, có một số sâu bệnh hại như sâu ăn lá (chủ yếu là sâu khoang) nếu ít thì bắt bằng tay, mật độ nhiều phun thuốc Sherpa nồng độ 0,2 - 0,3%; Bọ Hà phương châm phòng là chính, trồng dây

giống khơng nhiễm sâu bệnh, q trình chăm sóc vun luống, thường xun đảm bảo đất đủ ẩm, mặt luống không bị nứt nẻ.

Tưới nước

Sử dụng nguồn nước sạch để tưới, phải đảm bảo đất luôn đủ ẩm; vào thời kỳ

Thu hoạch và bảo quản

- Thu hoạch khi cây KL biểu hiện ngừng sinh trưởng, lá gốc ngả màu vàng, vỏ củ nhẵn, ít nhựa (sau trồng 100 - 135 ngày). Thu hoạch vào những ngày khô ráo, phơi hong củ trên mặt luống khoảng 30 phút sau đó loại bỏ sạch đất cát loại bỏ những củ bị bệnh và phân loại theo mục đích sử dụng.

- Bảo quản củ tươi để sử dụng thời gian dài (2 - 3 tháng bằng phương pháp bảo quản truyền thống): Xếp đứng củ thành 1 - 2 lớp ở nơi khơ ráo, thống mát. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ củ thối, hỏng; Chú ý kiểm tra sự xuất hiện của Bọ Hà, dùng bẫy bả để diệt bọ trưởng thành và sâu non.

2.1.1.2. Một số đặc điểm chính của cây lạc L23

a. Nguồn gốc

Giống lạc L23 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. chọn ra từ nguồn thu thập năm 2001. L23 được công nhận cho sản xuất thử năm 2008 theo Quyết định số 111/QĐ-TT-CCN ngày 03 tháng 6 năm 2008.

b. Đặc điểm của giống

- Thời gian sinh trưởng ở vụ Xuân 120 ngày, 105 ngày trong vụ Thu đông.

- Cứng cây, chiều cao thân chính từ 45 – 50 cm, tán gọn, lá có màu xanh đậm. Quả eo trung bình, có gân rõ, vỏ lụa màu hồng nhạt, chịu thâm canh cao.

- Năng suất quả trung bình 50 - 55 tạ/ha, thâm canh có thể đạt 53 tạ/ha, năng suất quả khô của L23 cao hơn L14 từ 13 - 23% trong vụ xuân và 20% ở vụ thu đơng.

- L23 có khối lượng 100 quả 145 - 150 gram, khối lượng 100 hạt 58 - 61 gram, tỷ lệ nhân 70 - 72%.

- L23 có khả năng chịu hạn, kháng cao với bệnh gỉ sắt, đốm nâu, héo xanh vi khuẩn và sâu chích hút, kháng trung bình với bệnh đốm đen tốt, chống đổ tốt.

- L23 là giống lạc chịu thâm canh cao nên bố trí trồng ở trên chân đất tốt và chủ động tưới tiêu.

- L23 là giống lạc kháng bệnh lá và hạt khơng có tính ngủ tươi vì vậy nên thu hoạch đúng độ chín tránh nẩy mầm trên ruộng.

c. Quy trình sản xuất giống

 Chuẩn bị đất

Cày sâu 25 – 30 cm, bà kỹ và nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống rạch hàng. Đất dễ thoát nước.

 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Giống L23 có thể gieo trồng ở cả vụ Xuân và vụ Thu đông. + Vụ xuân gieo từ 25 tháng 1 đến cuối tháng 2. + Vụ Thu Đông gieo 20/7 - 10/9.

Phân bón (tính cho 1ha)

Lượng phân: 10 - 20 tấn phân chuồng (có thể thay thế phân chuồng bằng phân lân hữu cơ sông gianh với lượng là: 500 - 700 kg/ha) + 80 - 100 kg urê + 500 - 700 kg lân supe + 120 - 150 kg kali clorua + 400 - 500 kg vơi bột.

Cách bón:

- Vơi bột bón lót 1/2 trước khi rạch hàng, 1/2 cịn lại bón vào lúc vun gốc.

- Toàn bộ lượng phân hố học được trộn đều và bón lót vào hàng đã rạch sẵn (hàng rạch sâu 10 - 15 cm), phân chuồng bón sau cùng, sau khi bón phân lấp một lớp đất dày 2 - 3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp vào phân.

Kích thước luống và mật độ gieo

- Luống rộng 1,3 m (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo mặt luống rộng 1,0 m được gieo thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm và hốc cách hốc 18 - 20 cm gieo 2 hạt/hốc. Đất bãi bằng phẳng có thể trồng thành băng rộng 2 - 3 m, sau đó rạch hàng gieo, giữa các băng nên có rãnh thốt nước. Hạt lạc sau khi gieo được phủ 1 lớp đất dày 3 - 5 cm, đất phải đảm bảo đủ ẩm sau khi gieo (đặc biệt với vụ xuân).

Chăm sóc

- Xới lần 1 (phá váng) : Khi cây có 2 - 3 lá thật (sau mọc 10 - 12 ngày)

- Xới cỏ lần 2: Khi cây có 6 - 7 lá thật (trước khi ra hoa), xới sâu 5 - 6 cm sát gốc, không vun gốc.

- Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7 - 10 ngày (chỉ nên vun nhẹ đất vào gốc lạc).

Tưới nước

Trong vụ xuân sau khi trồng phải tưới đảm bảo độ ẩm đất để hạt nẩy mầm, nếu không đủ độ ẩm, gặp nhiệt độ thấp kéo dài sẽ làm mất sức nẩy mầm của hạt, làm giảm mật độ cây trên đơn vị diện tích. Ngồi ra nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 thời kỳ chính, trước khi ra hoa (cây có 6 - 7 lá) và thời kỳ làm quả. Tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn.

Vụ thu, do thời vụ thường gặp mua lớn, thừa độ ẩm, nên phải chú ý tiêu thoát nước, tránh ngập nước sẽ làm thối hạt và mầm.

Phòng trừ bệnh hại chết cây con

Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Rovral 50WP 0,3g/kg hạt, hoặc phun Carbedazin 0,5 – 0,7 lít/ha.

Phòng trừ bệnh lá

Dùng Daconil, Anvil, Bayleton 0,1 - 0,3% hoặc zinhep 0,2% phun lần 1 sau mọc 25 - 30 ngày, lần 2 cách lần một 15 - 20 ngày để ngăn ngừa bệnh lá làm rụng lá sớm. Trong vụ xuân, cần chú ý phòng trừ bệnh héo xanh do vi khuẩn thường gây hại vào cuối vụ khi nhiệt độ, ẩm độ cao. Phun phòng bằng thuốc Starner 20WP, nồng độ sử dụng 18 - 20 g/10 lít nước, khi cây bị bệnh phải nhổ bỏ và thu gom cây bệnh, tránh lây lan.

Phòng trừ sâu hại chủ yếu

Sâu hại chủ yếu trên lạc là sâu khoang, sâu xanh, rệp. Nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu nội hấp như: SHERPA 25EC, Padan 95SP...để phòng trừ. Chú ý cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời khi sâu ở tuổi 1 và tuổi 2.

Thu hoạch và bảo quản

- Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Thu hoạch khi quả già chiếm khoảng 80 - 85% số quả trên cây đối với làm thương phẩm. Lạc để làm giống thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm từ 5 – 7 ngày. Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc ra là được.

- Phơi và bảo quản lạc giống: nhất thiết phải phơi trên nong, nia, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Sau khi phơi phải để nguội sau đó cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín để nơi khơ mát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tro bay tới một số tính chất đất cát và sinh trưởng của cây trồng (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)