Mô phỏng thực tế

Một phần của tài liệu Đồ án thông tin di động và phương pháp xử lý nhiễu trạm BTS (Trang 73 - 76)

VII. Phát hiện, xử lý nhiễu và mô phỏng thực tế

2.Mô phỏng thực tế

Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy cường độ tín hiệu yếu RxLev <-91dBm, thấp hơn giá trị cho phép là <-80dBm, chất lượng tín hiệu SQI giảm, mức chất lượng tín hiệu RxQual cao, tỷ lệ lỗi khung (FER) tăng. Như vậy, chất lượng thấp là do mức thu tín hiệu kém. Điều này có thể làm tăng cuộc gọi bị rớt, chất lượng thoại kém, tăng lỗi thiết lập cuộc gọi,… Chúng ta cần kiểm tra và khai báo lại tần số để đảm bảo yêu cầu đề ra.

GVHD: Th.S NGUYỄN HỒNG VỸ SVTH: TRỊNH THỊ TIẾN - LỚP: 09ĐT1

74 Nhìn vào đồ thị này ta thấy, sau khi handover cường độ tín hiệu RxLev >- 80dBm, cao hơn giá trị cho phép, chất lượng tín hiệu SQI tăng cao, mức chất lượng tín hiệu RxQual rất thấp, tỷ lệ lỗi khung (FER) giảm, tỷ lệ C/I giảm. Như vậy, sau khi honover chất lượng tín hiệu đã được cải thiện rất đáng kể.

Kết luận chương III

Qua chương này, chúng ta đã tìm hiểu các phương pháp xử lý nhiễu trạm BTS, tìm hiểu phần mềm TEMS Investigation và để phát hiện và phân tích nhiễu cùng các loại nhiễu ảnh hưởng đến hệ thống thông tin di động GSM và các biện pháp khắc phục nhiễu, phát hiện và phân tích nhiễu trên thực tế. Qua đó, có biện pháp khắc phục phù hợp để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin di động để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

GVHD: Th.S NGUYỄN HỒNG VỸ SVTH: TRỊNH THỊ TIẾN - LỚP: 09ĐT1

75

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Đồ án đã trình bày những nét cơ bản về mạng thông tin di động GSM, cách cài đặt, hướng dẫn sử dụng Tems và phần mềm MCOM, quy trình đo kiểm mạng vô tuyến bằng phần mềm tems để từ đó có thể sử dụng mapinfo để đánh giá chất lượng mạng. Đo kiểm và đánh giá là một công việc khó khăn và đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững hệ thống, cần phải lên lộ trình đo kiểm cụ thể, ngoài ra cũng cần phải có những kinh nghiệm thực tế và sự trợ giúp của nhiều phương tiện hiện đại để giám sát và kiểm tra rồi từ đó phân tích và xử lý các lỗi có thể xảy ra tìm hướng giải quyết để cải thiện nhằm nâng cao chất lượng mạng .

Do kiến thức còn hạn chế và việc hiểu biết các vấn đề dựa trên lý thuyết là chính nên báo cáo tốt nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có được những ý kiến đánh giá, góp ý của các thầy cô và các bạn để đồ án của em thêm hoàn thiện.

Qua thời gian tìm hiểu và làm đồ án em thấy TEMS là một mảng đề tài rộng và luôn cần thiết cho các mạng viễn thông hiện tại nói chung và mạng thông tin di động nói riêng. Nó là cơ sở lý thuyết để phân tích và tiến hành, từ đó hoàn toàn có thể tìm ra giải pháp để cải thiện cũng như nâng cao chất lượng mạng khoa học nhất. Trong tương lai nếu được làm việc trong lĩnh vực này, em sẽ tiếp tục có sự nghiên cứu một cách sâu sắc hơn nữa về đề tài này.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hồng Vỹ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc nghiên cứu đồ án. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy Cô trong Khoa đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

GVHD: Th.S NGUYỄN HỒNG VỸ SVTH: TRỊNH THỊ TIẾN - LỚP: 09ĐT1

Một phần của tài liệu Đồ án thông tin di động và phương pháp xử lý nhiễu trạm BTS (Trang 73 - 76)