Một số hợp chất của cây ngải cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng chống viêm của cây nhọ nồi và ngải cứu thông qua thụ thể TLR4 (Trang 34 - 36)

- Giải phẫu cơ quan

4. Vai trò Wedelolactone của cây nhọ nồi và một số hợp chất của ngải cứu trong quá trình chống viêm

4.2. Một số hợp chất của cây ngải cứu

Ngải cứu tên khoa học là Artemisia vulgaris [9]. Nó có chứa carbohydrate, saponin, phytosterol, protein và axit amino, hợp chất tannin và phenolic, flavonoids. Những chất này có hoạt tính dược học rất quan trọng. Chẳng hạn, có thể kháng viêm, chống lại q trình viêm khớp, thơng mật, chống co thắt mạch, kích thích tiêu

hóa, điều hịa kinh nguyệt, làm long đờm, bổ thần kinh [4]. Ngải cứu chứa phần lớn là tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin [46]. Hoạt tính kháng viêm của dầu ngải cứu đã được chứng minh bằng khả năng ức chế hoạt động của thụ thể bêta adrenergic [11]. Bên cạnh đó, lá của ngải cứu có khả năng chống lại hoạt động và ức chế sự phát triển của vi khuẩn chẳng hạn như Staphylococcus aureus, Bacillus

typhi, B. dysenteriae, streptococci, E. coli, B. subtilis, Pseudomonas [46]. Hơn nữa,

các hợp chất flavonoit cũng hoạt động như một đáp ứng kháng viêm giống như các loại thuốc kháng viêm không phải là steroid bằng cách ức chế các enzyme gây ra quá trình tổng hợp của prostaglandin [46]. Với các phương pháp như dùng điếu cứu ngải hơ ngoài da; dùng chườm, đắp bên ngoài; nấu lấy nước để ngâm chân tay, tắm xông hơi; mát xa kết hợp lá ngải cứu … Tinh dầu trong lá ngải cứu có cơng dụng điều hịa khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện trao đổi chất, làm giãn và phục hồi cơ, từ đó tăng cường miễn dịch và tự phục hồi các tổn thương. Sử dụng tinh dầu ngải cứu kết hợp xoa bóp bấm huyệt hoặc mát xa ngồi da là phương pháp rất an toàn và đem lại hiệu quả cao trong trị liệu phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.

Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu vẫn chưa đi sâu vào đánh giá vai trò của cải ngứu đối với con đường tín hiệu thụ thể TLR4 trong q trình điều hịa những phản ứng viêm quá mức ở vật chủ.

Chƣơng 2- ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1.Động vật thí nghiệm

Chuột nhắt trắng dịng Swiss, 7-8 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 20g, do Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương cung cấp làm đối tượng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng chống viêm của cây nhọ nồi và ngải cứu thông qua thụ thể TLR4 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)