Tải lượng hữu cơ áp dụng trong kỹ thuật IC trong thời gian từ năm 1994 đến năm 2000 có giá trị trung bình 22 kg COD/m3/ngày. Giá trị đó khá ổn định trong thời gian dài đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn chứng tỏ hiệu quả xử lý cao của hệ IC [22].
Tuy nhiên, giá trị tải lượng 22 kg COD/m3/ngày không phải là một con số cố định đối với mọi nguồn nước thải, nó phụ thuộc vào tính năng sinh hủy của chất ô nhiễm trong dòng thải và các điều kiện kèm theo. Với một vài nguồn thải, tải lượng hữu cơ có thể áp dụng tới 25, thậm chí 30 kgCOD/m3/ngày, trong khi đối với một số loại nước thải khác chưa tới 20 kg COD/m3/ngày.
1.3.5. Kỹ thuật ABR
Mô tả hệ thống
Gần như đồng thời với kỹ thuật UASB, kỹ thuật xử lý chảy ngược qua nhiều ngăn yếm khí (Anaerobic Baffled Reactor – ABR) do các nhà khoa học của trường Standfort [23] phát triển cũng đã được nghiên cứu và áp dụng.
Về thực chất, ABR là hệ xử lý bao gồm nhiều ngăn UASB ghép nối tiếp [1,10] trong từng ngăn dòng nước thải chảy ngược qua lớp bùn vi sinh, bùn tồn tại ở trạng thái huyền phù (dạng tập hợp keo tụ hay hạt sinh hoặc cả hai) [18, 19, 21].
Trong thực tế ABR thường gặp các hệ không lớn, tuy vậy nó cũng thể hiện được các ưu nhược điểm so với các hệ xử lý khác thể hiện trên các phương diện sau [10]:
Xây dựng cơ bản:
Thiết kế đơn giản.
Khơng có các thiết bị, bộ phận chuyển động cơ khí.
Khơng có thiết bị khuấy trộn.
Giá thành xây dựng thấp (giá thành xây dựng thấp hơn 20 % so với UASB và chỉ bằng khoảng 20 % so với kỹ thuật bùn hoạt tính)
Tỷ lệ phần thể tích sử dụng cao.
Ít bị tắc.
Tầng bùn dãn nở thấp nên đòi hỏi chiều cao cũng thấp.
Giá thành vận hành thấp.
Sinh khối:
Loại sinh khối thông dụng.
Lượng bùn hình thành thấp.
Thời gian lưu bùn dài.
Không sử dụng phương tiện chất mang hay bộ phận lắng bùn cho mục đích tích lũy bùn.
Khơng cần tới bộ phận tách khí và bùn.
Vận hành.
Thời gian lưu thủy lực ngắn.
Có thể vận hành gián đoạn.
Rất ổn định trước dao động về lưu lượng dịng.
Có khả năng bảo vệ trước độc tố có mặt trong dịng vào.
Tần xuất thải bùn thưa.
Ổn định trước dao động của mức ô nhiễm.
Đặc trưng khác biệt căn bản của ABR so với UASB là sự phân lập chủng loại vi sinh tham gia vào q trình yếm khí theo vùng khơng gian. Trong các ngăn đầu tiên, vi khuẩn axit hóa tồn tại với số lượng đơng đảo, giảm dần trong các ngăn tiếp theo, nhường chỗ cho vi sinh metan hóa. Về phương diện trên, nó có hình ảnh tương tự như các quá trình xử lý yếm khí nối ghép hai (nhiều) giai đoạn, hay kỹ thuật tầng lưu thể bao gồm hai giai đoạn là axit hóa và metan hóa riêng biệt. Phân lập chủng loại vi sinh theo vùng khơng gian có thể làm tăng hoạt tính của chủng loại vi sinh metan và axit hóa lên tới bốn lần do tạo được điều kiện thuận lợi cho từng loại vi sinh phát triển. Khó khăn và đồng thời cũng là hạn chế của kỹ thuật
ABR là khó phân phối đều dịng chảy đều theo tồn bộ tiết diện của bể xử lý, khơng tăng được tốc độ dịng để làm động lực cho quá trình chuyển khối do hạn chế của chiều cao cột nước.