Sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vào năm 2009, nền kinh tế theo hướng xuất khẩu của Đài Loan phải chịu một cú sốc khác vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu yếu về các sản phẩm điện tử tiêu dùng tồn cầu và giá dầu thơ giảm. Nền kinh tế Đài Loan
chỉ tăng trưởng 1,47%, tổng khối lượng thương mại giảm 13,3% trong năm 2015. Tình hình đã được cải thiện từ năm 2016, theo số liệu thống kê năm 2019, tổng thể xuất khẩu của Đài Loan giảm 1,44%, nhập khẩu tăng 0,32% và nền kinh tế tăng trưởng 2,71%. Trong khi tăng trưởng ở mức khiêm tốn do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, sản xuất trong nước được mở rộng bởi các cơng ty Đài Loan từ nước ngồi trở về đầu tư trong nước đã giúp hạn chế tỷ lệ sụt giảm. Tăng trưởng được phục hồi vào tháng 1 và tháng 2 năm 2020 với tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 6,4% và 5,3%, tổng giá trị thương mại tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các báo cáo khảo sát thường niên về các nền kinh tế trên thế giới, trong đó bao gồm báo cáo được thực hiện bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổ chức đánh giá chỉ số rủi ro môi trường kinh doanh (BERI), Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế thuộc Tạp chí Economist (EIU), nhiều năm qua đã xếp Đài Loan vào trong số các nước hàng đầu về tăng trưởng dài hạn và phát triển công nghệ. Các kết quả công bố trong năm 2019-2020 không phải là ngoại lệ (xem “Bảng xếp hạng khảo sát toàn cầu” trang 58-59). Tháng 7 năm 2013, Đài Loan đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác Kinh tế với New Zealand. Đây là thỏa thuận hợp tác đầu tiên mà Đài Loan ký kết với một thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Một hiệp định đối tác