Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hàm lượng một số kim loại nặng (cu, pb, zn) trong đất nông nghiệp do ảnh hưởng của nước tưới sông nhuệ (Trang 43)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông Nhuệ

1.5.2.1. Đặc điểm kinh tế

Cơ cấu kinh tế của các quận là dịch vụ - công nghiệp là chủ yếu. Chủ trương của các quận là phấn đấu phát triển các chỉ tiêu tăng trưởng về kinh tế.

Quận Cầu Giấy, các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội đã được Quận đề ra cụ thể như: giá trị tăng thêm các ngành kinh tế do Quận quản lý tăng từ 12 - 13%. Ngành dịch vụ hàng năm là 14 - 15%. Ngành công nghiệp là 8 - 10%. Thu ngân sách vượt chỉ tiêu thành phố giao từ 5 - 10%, tăng hộ giàu và giảm hộ nghèo [70].

Tình hình kinh tế của quận Đống Đa liên tục phát triển, quan hệ sản xuất được củng cố, đời sống văn hóa tinh thần nhân dân được nâng cao. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, hoạt động kinh doanh dịch vụ tăng 11,3%/năm; sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh tăng bình qn 18,1%/năm [70].

Quận Hai Bà Trưng kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Các ngành dịch vụ chất lượng cao tiếp tục được đẩy mạnh. Bên cạnh sự phát triển của kinh tế Nhà nước mang tính chủ đạo thì kinh tế ngồi Nhà nước cũng có những đóng góp khơng nhỏ trong q trình phát triển kinh tế thị trường, giá trị sản xuất công nghiệp

Khoa Môi Trường Trường Đại học Khoa học tự nhiên

trung bình hàng năm tăng 14,5%. Thương mại dịch vụ ngoài quốc doanh mỗi năm đạt trên 2 nghìn tỷ (6 tháng đầu năm 2008 là 1.200 tỷ 686 triệu đồng).

Cơ cấu sản xuất của quận Tây Hồ là phát triển ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng: dịch vụ - du lịch – công nghiệp – nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành: dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5% [70].

Huyện Hồi Đức xác định cơng nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, huyện chủ trương khai thác tiềm năng của từng cơ sở, từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế để phát triên công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng ngành cơng nghiệp bình qn đạt 15,2%/năm. Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua không chỉ đem lại mức thu nhập ổn định cho người lao động mà cịn góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Huyện Từ Liêm có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, như khu công nghiệp Nam Thăng Long, cụm công nghiệp Phú Minh, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm… với cơ cấu sản xuất đa ngành nghề đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho huyện nói riêng và cả nước nói chung. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn bình quân hàng năm tăng 15%, họat động thương mại phát triển cả bề rộng và chiều sâu.

Nông nghiệp: nông nghiệp chủ yếu tập trung ở các huyện ven trung tâm thành phố. Quận Hà Đơng có diện tích đất nơng nghiệp là 2044,7 ha (2008). Quận đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hồng hóa, hình thành các vùng chuyên canh: lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa cao cấp, cây ăn quả sạch, tiến hành nhân rộng các mơ hình chăn ni tiên tiến, nhất là các mơ hình chăn ni kết hợp du lịch vườn, sinh thái.

Huyện Hồi Đức có diện tích đất nơng nghiệp của huyện là 4575 ha (2008), huyện chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trên địa bàn.

Khoa Môi Trường Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Hàng năm, Hoài Đức cung cấp khoảng 10% nhu cầu về rau, quả, các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến (miến, mỳ…) cho thành phố Hà Nội.

Diện tích đất nông nghiệp của huyện Từ Liêm là 3329,7 ha (2008), huyện đang tập trung khôi phục lại diện tích cây trờng truyền thống có giá trị kinh tế cao như các loại cây ăn quả đặc sản, hoa [70].

1.5.2.2. Đặc điểm xã hội

Dân số: Dân cư đơng đúc và tăng nhanh. Tồn khu vực có 2.615.500 người

(số liệu năm 2008). Mật độ dân số 1926 người/km2, chủ yếu là người dân tộc kinh, tập trung khu vực thành thị [69].

Văn hóa – thể thao: Sự nghiệp văn hóa thơng tin, thể dục thể thao phát triển

sâu rộng, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị và góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Các quận, huyện phát huy phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu phố, cơ quan văn hóa. Cơng tác an ninh quốc phịng thường xun được quan tâm và có bước phát triển vững mạnh; thực hiện có hiệu quả các biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm, phòng ngừa ngăn chặn tệ nạn xã hội, giữ vững trật tự trị an và kỷ cương văn minh đơ thị góp phần xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội.

Giáo dục: Cơng tác giáo dục – đào tạo được quan tâm, đầu tư đã giúp cho

chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Những năm qua, ngành giáo dục – đào tạo đã có ngày càng nhiều những tấm gương học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp, tô thắm thêm truyền thống của các quận, huyện.

Trên khu vực có 207 trường mẫu giáo với 72.604 cháu; có 173 trường tiểu học với 141.215 học sinh; có 144 trường trung học cơ sở với 116.304 học sinh; có 34 trường phổ thơng trung học có tổng số học sinh là 56.889 em [69].

Các quận nội thành tập trung nhiều trường đại học lớn và có uy tín của thủ đơ, của cả nước như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm 1, học viện An ninh, Đại học Kiến trúc, học viện Bưu chính Viễn thông, …

Khoa Môi Trường Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Y tế: Tập trung nhiều bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, bệnh

viện E, 108, 103, ….với cơ sở trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ y bác sỹ giỏi, có trình độ chun mơn cao.

Du lịch: Có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều điểm du lịch hấp dẫn khách

nước ngoài. Trên địa bàn các quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng như Đình Vịng, Đình Khương Trung, Đình Quan Nhân, Cự Chính...và đặc biệt nhất là Gò Đống Thây (quận Thanh Xuân); Quần thể di tích Hồ Gươm – Đền Ngọc Sơn – Đền Bà Kiệu, tượng đài Lý Thái Tổ, đền Hàng Cá, Bạch Mã (quận Hoàn Kiếm).

Làng nghề: Có nhiều các làng nghề truyền thống như làng nghề Nghĩa Đô

làm giấy sắc, Làng Cót – n Hịa làm giấy,quạt giấy. Làng Vòng – Dịch Vọng chuyên làm cốm, sản xuất kẹo mạch nha có Nghĩa Đơ, làng Giàn có nghề làm hương (quận Cầu Giấy). Trên địa bàn quận Hà Đơng có nhiều làng nghề với nhiều loại hình sản xuất khác nhau như dệt nhuộm, thuộc da, chế biến thực phẩm……. điển hình là cụm làng nghề dệt nhm tập trung ven quận Hà Đông như luạ Van Phúc, xí nghiệp len, nhuộm in hoa, có sảm phẩm chính là các mặt hàng từ tơ tằm sản xuất thủ công và bán thủ công. Làng nghề chế biến nông sản xã Minh Khai, chế biến lương thực – thực phẩm Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức) [69].

1.5.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng

Môi trường nước mặt của lưu vực sông Nhuệ đang chịu sự tác động mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản trong lưu vực. Hiện nay, trên lưu vực sông chất lượng nước nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Nước sông bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, mùi hôi, độ màu và vi khuẩn, đặc biệt vào mùa khô [71].

Tại những con sông trong nội thành Hà Nội, nước mặt đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, các thông số đo được đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Phần lớn nước mưa, cùng với nước thải sinh hoạt và sản xuất của Hà Nội đều được đưa vào các sơng trong thành phố. Sau đó, lượng nước thải này đổ tập trung vào sông Tô Lịch

Khoa Môi Trường Trường Đại học Khoa học tự nhiên

rồi chảy vào sông Nhuệ (qua đập Thanh Liệt). Sau khi nhận nước từ sông Tô Lịch, sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dọc theo đoạn sông từ sau khi nhận nước sông Tô Lịch cho tới cuối nguồn (hợp lưu với sơng Đáy), mức độ ơ nhiễm tuy có giảm dần do quá trình tự làm sạch của dịng sơng nhưng vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép.

Đoạn sông Nhuệ tại khu vực nhận nước sông Hồng qua cống Liên Mạc ít bị ô nhiễm nhất. Tuy nhiên, chỉ cách cống Chèm khoảng 2 km, tại thị trấn Cầu Diễn (huyện Từ Liêm), nước sơng có màu đen, tốc độ dòng chảy rất nhỏ, rác thải hai bên bờ dày đặc.

Đến cầu Hà Đông, chất lượng nước sông giảm đi rõ rệt với sự xuất hiện của các chất ô nhiễm như amoni, nitơrit, coliform và độ oxy hịa tan giảm mạnh. Mẫu nước sơng Nhuệ lấy tại cầu Hà Đơng cho thấy, hàm lượng oxy hịa tan thấp hơn quy chuẩn rất nhiều lần; trong khi đó, hàm lượng COD vượt quy chuẩn loại B1 (quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt dành cho tưới tiêu) tới 7 lần, BOD5 vượt 10 lần, NH4+

vượt 35,6 lần [72].

Hàm lượng rắn lơ lửng khá cao, có sự biến động mạnh giữa các vùng và các tầng. Tại các điểm lấy mẫu trên sông Nhuệ, hàm lượng rắn lơ lửng đo được từ 40- 60 mg/l. Hàm lượng NO2- đạt từ 0,05 - 1,5 mg/l [71], cao hơn tiêu chuẩn cho phép (QCVN08:2008/BTNMT loại A1).

1.5.3. Các nguồn thải gây ô nhiễm chủ yếu môi trƣờng nƣớc lƣu vực sông Nhuệ

Lưu vực sông Nhuệ hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là của các khu công nghiệp, sản xuất làng nghề, khu khai thác và chế biến, các tụ điểm dân cư. Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu và đánh giá tác động tổng thể môi trường lưu vực sông Nhuệ đã xác định được các nguồn gây ô nhiễm chính cũng như các tác động của chúng đối với môi trường nước.

1.5.3.1. Nguồn thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư bao gồm nước sau khi sử dụng của các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan, khu vui chơi

Khoa Môi Trường Trường Đại học Khoa học tự nhiên

(hydratcacbon, protein, chất béo…), cùng với các vi khuẩn (có thể có vi sinh vật gây bệnh), trứng giun, sán… Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào điều kiện sống, chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp nhận nước thải của từng vùng dân cư khác nhau thì khác nhau.

Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ là nước thải sinh hoạt, lượng nước thải này chứa các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, vi khuẩn cao làm suy giảm đến 71% chất lượng nước [73].

Mức độ ô nhiễm mỗi năm một cao do tốc độ phát triển đô thị cao với hàng chục khu đơ thị mới được hình thành dẫn đến ao, hờ trong khu vực bị thu nhỏ hoặc khơng cịn tờn tại. Hiện nay, trên khu vực có các khu đơ thị mới hình thành như KĐT Mỹ Đình, KĐT Mễ Trì Hạ, KĐT Trung Văn (huyện Từ Liêm); KĐT Văn Quán, KĐT Văn Khê, KĐT Xa La (quận Hà Đông). Hầu hết các KĐT mới hiện nay khơng có hệ thống xử lý nước thải và đều xả thẳng ra sông Nhuệ.

Lượng nước thải từ các KĐT, khu dân cư tăng do mật độ dân số cao. Đặc biệt là ở các quận nội thành Hà Nội, quận Hà Đơng và hai huyện Từ Liêm, Hồi Đức có số lượng dân cư tương đối đơng đúc.

Dân số đô thị của các quận, huyện trong khu vực thuộc lưu vực sông Nhuệ đoạn từ cống Liên Mạc đến cầu Tó ngày càng tăng, dẫn đến tăng tiệu thụ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và phát sinh ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Các loại chất thải rắn, nước thải từ hoạt động sinh hoạt không qua xử lý đều được đổ thẳng ra sông Nhuệ.

1.5.3.2. Nguồn thải công nghiệp

Nước thải từ các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải được gọi chung là nước thải công nghiệp.

Hà Nội có nhiều các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ hoạt động xen lẫn trong khu dân cư, chỉ có một vài nhà máy lớn có hệ thống xử lý nước thải, còn lại đều thải trực tiếp ra sông Nhuệ hoặc qua hệ thống tưới tiêu nội thành qua 4 con sơng thốt

Khoa Môi Trường Trường Đại học Khoa học tự nhiên

nước của thành phố là sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Lừ, mỗi ngày đêm đổ ra sông Nhuệ khoảng 450.000 – 500.000 m3

nước thải. Đặc biệt, đoạn sông Nhuệ qua khu vực Văn Điển còn chịu ảnh hưởng của nước thẩm thấu từ nghĩa trang, KCN Văn Điển (nhà máy phân lân, pin...), bãi rác thành phố.

Cơng ty hóa chất sơn Hà Nội, số 44, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm có lượng nước thải 9m3/ngày, khơng có hệ thống xử lý nươc thải và tồn bộ nước thải đều đổ ra sơng Nhuệ. Cơng ty Cổ Phần dệt Hà Đơng, có hệ thống xử lý nước thải, khối lượng nước thải đăng ký là 160m3/ngày, nhưng qua kiểm tra thì phát hiện lượng nước xả thải vượt mức đăng ký từ 2 – 5 lần [73].

Cơng ty cơ khí Tân Hịa thuộc KCN Từ Liêm xả nước thải không qua xử lý với các chỉ số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép như COD vượt 81 – 88 lần, chỉ số về dầu mỡ khoáng vượt 16,7 – 17,8 lần [73].

Điển hình như xí nghiệp cơ điện hóa chất thuộc Cơng ty Cổ phần cơ khí 75 ở xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì xả nước thải khơng qua xử lý vào sông Nhuệ với mức độ ơ nhiễm nghiêm trong, trong đó chỉ số COD vượt 9 lần, chỉ số Cr vượt 147 lần [73].

Hiện nay, có 2 ng̀n gây ơ nhiêm chính cho sông Nhuệ là cụm công nghiêp Phú Minh (xã Cổ Nhuế, Từ Liêm) do công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Hà làm chủ đầu tư, nước thải từ cụm công nghiệp là nước thải từ khâu rửa khuôn mẫu sau khi đúc nhôm, rửa bản kẽm, nhuộm vải, bao bì nhựa…cụm cơng nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nên tồn bộ nước thải từ cụm cơng nghiệp được xả thẳng ra sông Nhuệ và KCN Từ Liêm.

Bên cạnh đó, có các doanh nghiệp trong các làng nghề ở Hà Nội như: cơ sở thuộc làng nghề tái chế nhựa Trung Văn, làng bún Phú Đô (Từ Liêm), thu mua và tái chế phế liệu Tân Triều (Thanh Trì), dệt lụa Vạn Phúc, nhuộm vải Dương Nội (Hà Đông), chế biến nông sản Cát Quế, Minh Khai, Dương Liễu (Hoài Đức)… tất cả các cơ sở này đều không xử lý nước thải trước khi xả vào sông Nhuệ.

Khoa Môi Trường Trường Đại học Khoa học tự nhiên

1.5.3.3. Nguồn thải làng nghề

Mở rộng và phát triển làng nghề ở Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy kinh tế – xã hội ở vùng nơng thơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Chủ trương phát triển làng nghề là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Đảng và Chính phủ ta trong việc thực hiện chính sách Nông nghiệp – Nông dân và Nông thôn. Song, lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất của các làng nghề trong khu vực hầu như không qua xử lý và được đổ ra các kênh, mương dẫn thẳng ra sông Nhuệ.

Hà Nội sau khi mở rộng có khoảng 255 làng nghề với 6 loại hình sản xuất khác nhau như dệt nhuộm, thuộc da; chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ; tái chế phế liệu [74]… Hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề hình thành và phát triển tự phát nằm xen kẽ trong khu dân cư, hỗn hợp nhiều loại hình sản xuất khác nhau, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún vì thế rất khó khăn cho việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề. Bên cạnh đó, cơng nghệ sản xuất ở các làng nghề lạc hậu, thải nhiều chất thải. Đa số lao động trong các làng nghề có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hàm lượng một số kim loại nặng (cu, pb, zn) trong đất nông nghiệp do ảnh hưởng của nước tưới sông nhuệ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)