Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng địa hóa môi trường trầm tích vùng biển đà nẵng từ 0 100m nước (Trang 28 - 38)

Quận/ huyện 2010 2011 2012

Quận Liên Chiểu 7.148 8.111 8.747

Quận Thanh Khê 740 824 952

Quận Hải Châu 1.964 1.936 2.005

Quận Sơn Trà 2.451 2.866 3.015

Quận Ngũ Hành Sơn 752 870 1.044

Quận Cẩm Lệ 475 442 504

Huyện Hòa Vang 419 827 850

guồn: [31]

Các cơ sở công nghiệp của thành phố Đà Nẵng chủ yếu tập trung tại 3 quận: quận Liên Chiểu 8.747 doanh nghiệp, Sơn Trà 3.015 doanh nghiệp, Hải Châu 2.005 doanh nghiệp (Bảng 1.6). Ngồi ra, thành phố có khu cơng nghệ thơng tin tập trung với diện tích 131 ha và 01 khu cơng nghệ cao có diện tích 1.010 ha đang được xây dựng. Khu vực thương mại - dịch vụ là khu vực kinh tế đóng vai trị chủ đạo, là thế mạnh của thành phố trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng rất cao trung bình khoảng 17,5 %/năm.

1.3.4. Du lịch

Du lịch Đà Nẵng đã có bước phát triển đột phá với nhiều loại hình và sản phẩm phong phú, đa dạng và có chất lượng cao. Hiện tồn thành phố có 138 đơn vị kinh doanh lữ hành và gần 400 khách sạn với 11.000 phòng (tăng gấp 3 lần so với năm 2008). Một trong những định hướng đang được Đà Nẵng hết sức chú trọng là phát triển du lịch và nghỉ dưỡng biển, tổ chức sự kiện…

Trong 5 năm (2008 - 2012), lượng khách du lịch đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng đã tăng gấp 2 lần, từ 1,26 triệu khách năm 2008 tăng lên 2,65 triệu khách năm 2012. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2012 đạt 6.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2008.

* Nhìn chung, khu vực nghiên cứu có sự gia tăng dân số và cơng nghiệp cũng như du lịch có xu hướng phát triển qua các năm trong khi đó sản xuất nơng nghiệp có xu hướng suy giảm. Nguyên nhân là do Đà Nẵng đang là thành phố phát triển nhất cả nước với cơng nghiệp hóa và bê tơng hóa đang diễn ra vơ cùng nhanh chóng. Sự tăng dân số cũng như phát triển công nghiệp cũng như du lịch đang gây ra áp lực khá lớn đến mơi trường nói riêng và mơi trường trầm tích nói chung. Sự gia tăng các yếu tố trên làm tăng nhu cầu xả thải vào hợp phần mơi trường trong đó có mơi trường trầm tích. Các chất độc tích tụ dần trong trầm tích và đến một thời điểm nào đó vượt q quy chuẩn sẽ gây ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy việc kiểm sốt các yếu tố trên là việc làm vô cùng quan trọng.

Chương 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Trên thế giới

Qua các cơng trình nghiên cứu địa hố trầm tích biển của Bordovsky, Strakhov [32-35] cho chúng ta thấy được các quy luật địa hóa trầm tích biển hiện đại, đặc biệt về mơi trường thành tạo trầm tích. Các vấn đề về ơ nhiễm biển, địa hoá và sức khỏe con người; phương pháp kiểm sốt và xử lý ơ nhiễm cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu: Chlaral G.R, Douglas H.K [36-37]. Ở hầu hết các nước phát triển có biển đều tiến hành nghiên cứu địa hố môi trường ở biển và đặc biệt là vùng biển ven bờ nơi được coi là vùng rất nhạy cảm đối với các vấn đề môi trường. Tại vùng này các nước đều thiết lập một hệ thống kiểm sốt mơi trường với các thiết bị đồng bộ để nghiên cứu mơi trường nói chung, trong đó có địa hố mơi trường nước, trầm tích biển. Những kết quả đạt được đã tác động tốt đến môi trường biển ven bờ của nhiều nơi, nhiều khu vực (biển Bắc, biển Bantich, vịnh California, vịnh Mehico,...).

Các nước trong khu vực Đông Nam Á đã phối hợp thực hiện nhiều chương trình hợp tác về điều tra địa chất, mơi trường, khí tượng thuỷ văn... ở vịnh Thái Lan và ven biển các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philipin... (trong khuôn khổ hợp tác của tổ chức CCOP (Coordinating Committee for Geoscience Program). Kết quả bước đầu đã có những đánh giá về hiện trạng địa chất - địa hóa mơi trường biển khu vực này. Trong đó đặc biệt là các cơng trình của các nhà nghiên cứu Nhật Bản về tác động của ô nhiễm kim loại nặng, các chất hóa học đối với sức khỏe con người thông qua thức ăn.

2.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam trước năm 1975, địa hóa mơi trường chưa được nghiên cứu nhiều. Việc nghiên cứu địa hóa mơi trường mới chỉ dừng lại ở việc kết hợp với các ngành khác trong nghiên cứu biển nói chung. Từ năm 1975, địa hóa mơi trường đã được quan tâm nhiều hơn. Hàng loạt các cơng trình biển cấp quốc gia đã ra đời:

chương trình nghiên cứu biển 48.06 (1981 - 1985), 48B (1986 - 1990); KT - 03 (1991 - 1995); KT - 06 (1996 - 2000). Nhờ các cơng trình nghiên cứu điều tra cơ bản, nghiên cứu biển đã bắt đầu được tiến hành với quy mô lớn và đồng bộ trong các chương trình nghiên cứu tổng hợp biển vào những năm 1976 - 1980, 1981 - 1985, 1986 - 1990 do GS.TS. Đặng Ngọc Thanh làm chủ nhiệm, trong đó đáng chú ý là đề án 48.06.06 nghiên cứu “Địa chất và khoáng sản rắn biển ven bờ” do TSKH. Nguyễn Biểu thành lập trong những năm 1981 - 1985.

Cũng trong khoảng thời gian này, từ năm 1982 - 1985, Trần Đức Thạnh [28] trong các cơng trình nghiên cứu đới ven biển Bắc Việt Nam đã xác định đặc điểm địa hóa trầm tích ven bờ ở một số khu vực: Hồng Tân, Cát Hải, Đình Vũ, Nhà Mát…

Từ những năm 90, nghiên cứu về địa chất môi trường được tập trung vào nghiên cứu đặc điểm địa hoá mơi trường nước và trầm tích biển nơng, đánh giá chất lượng, nguy cơ, mức ơ nhiễm nước và trầm tích cũng như các giải pháp quản lý sử dụng đới duyên hải trên cơ sở khoa học địa chất mơi trường. Bên cạnh đó là các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm địa hố mơi trường, chất lượng mơi trường nước - trầm tích ven bờ và hiện trạng ơ nhiễm khá nhiều, tập trung vào các khu vực cửa sông, vũng vịnh và các khu du lịch trọng điểm trên dải ven biển Việt Nam của nhiều nhà khoa học: Lưu Văn Diệu (1991 - 1993), Nguyễn Chu Hồi và nnk (1995 - 1996), Võ Văn Lành và nnk (1996), Phạm Văn Lượng và nnk (1996, 1997), Phạm Văn Ninh và nnk (1996, 1998), Nguyễn Hữu Cử và nnk (1995), Phí Văn Chín và nnk (1994), Đào Mạnh Tiến (1998), Mai Trọng Nhuận và Đào Mạnh Tiến (1996, 1997) [10, 14-15, 17-18, 38] .

Bên cạnh đó, dự án thành phần 2: “Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo mức độ tổn thương mơi trường nước và trầm tích đáy do ô nhiễm ở các vùng biển Việt Nam” đã đánh giá với mức độ khá chi tiết đặc điểm mơi trường địa hóa trong trầm nước và trầm tích biển khu vực đầm Thị Nại. Các nguyên tố và ion trong trầm tích biển tại đầm Thị Nại mới chỉ có dị thường chưa đạt đến mức ơ nhiễm. Cịn nước biển ở Đầm Thị Nại có nguy cơ ơ nhiễm các nguyên tố Cd, Cu, Mn, Pb.

Đến năm 2000 trong tuyển tập “Tài nguyên và môi trường biển” do Viện Hải dương học xuất bản đã cơng bố nhiều cơng trình nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan đến địa hóa mơi trường biển. Nguyễn Đức Cự đã phát thảo những nét sơ lược đặc điểm địa hóa mơi trường các vùng cửa sông Việt Nam.

Trong năm 2004 - 2005, Đề tài “Đặc điểm địa hố và mơi trường địa sinh thái bãi triều cửa sông ven biển khu vực từ Móng Cái tới Đồ Sơn”, do Phạm Văn An chủ trì đã nêu được đặc điểm địa hóa của khu vực từ Móng Cái đến Đồ Sơn tuy nhiên chưa đi sâu vào tìm hiểu rõ đặc điểm địa hóa của từng khu vực và chưa có phương pháp nghiên cứu cụ thể

Gần đây nhất phải kể đến đề tài KC.09.21/06-10 đã thành lập được “Bản đồ địa hóa mơi trường và ơ nhiễm mơi trường nước biển (tầng đáy) từ 0 - 20 m nước toàn vùng ven biển Việt Nam tỷ lệ 1:250.000” và “Bản đồ địa hóa mơi trường và ơ nhiễm mơi trường trầm tích biển tồn vùng ven biển Việt Nam (0 - 20 m nước) tỷ lệ 1:250.000” và báo cáo chuyên đề “Lập bản đồ hiện trạng địa chất môi trường vùng biển Thuận An đến Ninh Chữ từ 30 - 100 m nước, tỷ lệ 1:500.000” thuộc dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Việt Nam từ 30 - 100 m nước, tỷ lệ 1:500.000” do Trung tâm Điều tra Tài nguyên - Môi trường Biển thực hiện năm 2011. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình này đã xác định được các kiểu môi trường địa hóa và khoanh định được các dị thường địa hóa mơi trường, xác định được ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm của một số kim loại trong nước và trầm tích biển. Ngồi các dự án điều tra ra một số luận văn thạc sĩ và tiến sĩ đã quan tâm đến địa hóa mơi trường như:

Năm 1993, trong luận án của TS. Nguyễn Đức Cự về “Đặc điểm địa hóa trầm tích bãi triều cửa sơng ven biển Hải Phịng - Quảng Yên” đã nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm địa hóa trầm tích bãi triều và từ đó đề xuất các biện pháp “khai thác sử dụng trầm tích bãi triều vào khai hoang nông nghiệp, nuôi trồng hải sản, khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên phù hợp với bản chất địa hóa trầm tích vùng nghiên cứu” [6].

Năm 2006, luận án tiến sĩ Nguyễn Thị Thục Anh (2006) “Hiện trạng ô nhiễm một số kim loại nặng trong trầm tích bãi triều cửa sơng khu vực vịnh Tiên Yên - Hà Cối” cho thấy ở đây bắt đầu có sự ơ nhiễm kim loại nặng nhưng với mức độ khác nhau ở những khu vực khác nhau. Khu Ba Chẽ và khu Hà Cối đã ô nhiễm các kim loại Cu, Pb, Zn, Cr, As nhưng chưa tìm thấy dấu hiệu của ơ nhiễm Cd [1-2].

Năm 2009, Luận văn Thạc sĩ Bùi Quang Hạt “Đặc điểm địa hóa mơi trường vùng biển nơng Tiên n - Hà Cối từ 0 đến 30m nước” [9] đã xác định được quy luật phân bố, mức độ ô nhiễm các nguyên tố trong môi trường biển ven bờ của khu vực Tiên n - Hà Cối. Trong đó, trầm tích tại khu vực Tiên Yên - Hà Cối vẫn chưa bị ô nhiễm kim loại nặng tuy nhiên ở một số điểm như đảo Cái Chiên và cửa Bị Lạng có hàm lượng kim loại nặng cao.

Năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Đức “Đặc điểm địa chất, địa hóa mơi trường vùng biển ven bờ (từ 0 đến 30 m nước) tỉnh Sóc Trăng” [8] đã xác định trầm tích vùng biển Sóc Trăng bị ơ nhiễm Hg (hệ số ô nhiễm đạt từ 3 - 3,8 theo tiêu chuẩn canada) tại các vùng cửa Định An và cửa Trần Đề, cửa Mỹ Thạnh.

Năm 2012, Luận văn Tiến sĩ Trần Đăng Quy “Nghiên cứu đặc điểm địa hố mơi trường phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên khu vực vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” [26] đã xác định được quy luật và đặc điểm phân bố các nguyên tố vi lượng trong vịnh Tiên Yên, tầm quan trọng của địa hóa với sự bền vững của vịnh và đưa ra định hướng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong vịnh.

2.1.3. Lịch sử nghiên cứu khu vực

Cho đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái thành phố Đà Nẵng, ở nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh học, địa chất, khoáng sản,… Một số nghiên cứu đáng chú ý có liên quan đến biển Đà Nẵng là:

Trong năm 2004 - 2005 trong khuôn khổ của đề tài KC09-22, Trần Đức Thạnh đã chủ trì báo cáo “Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng vịnh chủ yếu ven biển Việt Nam”. Đây là nghiên cứu tổng quan đầu tiên về các vũng vịnh ở Việt Nam trong đó có vịnh Đà Nẵng. [29]

Từ năm 2006 - 2008, GS.TS. Mai Trọng Nhuận chủ trì đề tài về “Điều tra đánh giá tài nguyên môi trường các vũng vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường” đã tổng hợp và đánh giá các vấn đề về tài nguyên và môi trường các vũng vịnh trọng điểm trong đó có vịnh Đà Nẵng [21]

Năm 2009, TS. Đào Mạnh Tiến làm chủ nhiệm đề tài “Điều tra, đánh giá tài nguyên môi trường vùng Vịnh Đà Nẵng” đã bổ sung những tiềm năng khoáng sản tại vịnh Đà Nẵng và xác định mức độ ô nhiễm kim loại nặng tại đây [30].

Ngoài các đề tài trên, Đà Nẵng đã triển khai một số đề tài điều tra như: “Điều tra rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà” do Nguyễn Văn Long (viện Hải dương học Nha Trang) làm chủ nhiệm [13]; “Nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên khí hậu, thủy văn tại các khu vực phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” do Nguyễn Thái Lân chủ trì (2003) [12].

Đặc biệt là trong năm 2012, luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Nga đã đề cập đến “Đặc điểm địa chất, địa hóa mơi trường vùng vịnh Đà Nẵng và định hướng các biện pháp bảo vệ môi trường”. Luận văn đã đánh giá chi tiết về mơi trường địa hóa vịnh Đà Nẵng và chỉ ra mơi trường vịnh Đà Nẵng có tiềm năng ơ nhiễm nước bởi Pb và đặc biệt trầm tích đã bị ơ nhiễm bởi các chất thải công nghiệp và thuốc trừ sâu tại một số vị trí. Bên cạnh đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp để bảo vệ môi trường vịnh [25]. Tuy nhiên, khu vực nghiên cứu của luận văn cịn khá nhỏ hẹp chỉ bó gọn trong vịnh Đà Nẵng nên chưa có sự đối sánh với vùng biển phía ngồi.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả trong lĩnh vực điều tra, đánh giá tài nguyên, môi trường tại vùng biển Đà Nẵng, các cơng trình nghiên cứu cịn một số tồn tại: Các nghiên cứu chỉ dừng ở mức đánh giá ở độ sâu riêng lẻ chưa có đánh giá tổng hợp địa hóa mơi trường trầm tích từ 0 - 100 m nước. Chưa đánh giá mức độ phân bố các nguyên tố theo chiều sâu lấy mẫu trầm tích và mối quan hệ giữa các nguyên tố kim loại nặng với nhau và với các yếu tố địa hóa mơi trường.

Qua đó, luận văn với tiêu đề “Nghiên cứu đặc trưng địa hóa mơi trường địa hóa trầm tích vùng biển Đà Nẵng từ 0 - 100 m nước” là cần thiết trong bối cảnh phát triển của địa hóa mơi trường như hiện nay.

2.2. PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa và lấy mẫu

Nghiên cứu thực địa và lấy mẫu được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2012 đối với việc lấy mẫu từ 60 - 100 m nước và từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2013 đối với việc lấy mẫu từ 0 - 60 m nước. Các trạm lấy mẫu trầm tích tầng mặt mang tính đại diện đặc điểm địa hóa mơi trường trong khu vực nghiên cứu. Mẫu trầm tích được lấy bằng cuốc đại dương, khoảng 0,5 kg mẫu trầm tích giàu bùn được lấy và đựng trong túi nilon buộc chặt và bảo quản nơi râm mát. Tất cả các mẫu trầm tích được vận chuyển về phịng thí nghiệm để tiến hành xử lý và phân tích trong thời gian khoảng 30 ngày. Tổng 106 mẫu trầm tích đã được thu thập để phân tích độ hạt, 120 mẫu để phân tích các chỉ tiêu Eh, pH, 109 mẫu để phân tích các anion B-, Br-, I- các anion PO43-, NO3-, SO42- và hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Sb, As, Hg, trong đó 150 mẫu được phân tích carbon hữu cơ (TOC).

2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu

Sau khi vận chuyển mẫu về phịng thí nghiệm, các chỉ tiêu địa hóa mơi trường được tiến hành phân tích bằng nhiều phương pháp.

2.2.2.1. Phƣơng pháp rây, pipet dùng để xác định độ hạt:

Mẫu trầm tích sau khi sấy khơ được tiến hành phân tích độ hạt bằng phương pháp rây (độ hạt trên rây 0,063 mm) và pipet (độ hạt dưới rây 0,063 mm).

Dùng cân phân tích lấy khoảng 8 - 9 g mẫu trầm tích khơ nếu hàm lượng cát trong mẫu tăng thì khối lượng mẫu lấy có thể tăng lên. Đưa mẫu trầm tích khơ đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng địa hóa môi trường trầm tích vùng biển đà nẵng từ 0 100m nước (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)