Đẩy mạnh quy hoạch đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững (Trang 85 - 87)

4.2. Nhóm định hướng chính sách kinh tế xã hội

4.2.2. Đẩy mạnh quy hoạch đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản

Năm 2014 Hà Tĩnh có hơn ba nghìn tàu thuyền đánh cá chủ yếu là thuyền cơ giới và thuyền thủ cơng cịn lượng tàu đánh cá xa bờ cịn tương đối ít. Với tiềm năng to lớn về thủy hải sản, cần chú trọng đầu tư và nâng cấp phương tiện sản xuất nhất là các tàu xa bờ, cải tiến các ngư cụ đánh bắt để đảm bảo chất lượng sản phẩm và duy trì nguồn đánh bắt lâu dài. Từ đó tăng được năng suất, sản lượng đánh bắt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân, thúc đẩy sự phát triển của nghành thủy sản trong vùng. Các cảng, bãi cát trong vùng ở điều kiện bình thường đều có thể sử dụng cho việc neo đậu tàu thuyền đánh cá như cảng Cửa Hội, bãi biển Xuân Yên.

Hiện nay trong khu vực nghiên cứu có nhiều điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Đây là địa bàn của các lạch Xuân Thành, Xuân Yên, Lạch Đồng Kèn và đặc biệt là có Cửa Hội một trong bốn cửa sơng lớn nhất cả nước, tạo nên một vùng sinh thái mặn lợ với tổng diện tích lên tới 7170 ha (theo thống kê của phịng thủy sản) có khả năng phát triển ni trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, trên các khu vực này, do ngư dân chưa có vốn, kĩ thuật cũng như sự quan tâm nhiều của các cơ quan ban nghành nên họ chưa dám đẩy mạnh đầu tư nên hiệu quả còn thấp.Thực trạng cho thấy bờ biển trong khu vực nghiên cứu thường xuyên xảy ra hiện tượng cát bay, các cồn cát thường xuyên di động vào sâu nội địa. Cây trồng hiện nay chủ yếu là phi lao và bạch đàn mọc xanh tốt trên đất cát nhưng thường xuyên bị người dân chặt làm chất đốt và bão hay làm đổ cây, ít đưa lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy u cầu đặt ra hiện nay là tích cực trồng thêm các cây có bộ rễ khỏe, chịu được bão, ít bị chặt phá làm củi, tạo cảnh quan du lịch và mang lại hiệu quả kỉnh tế.

Hình 4.1. Dừa và cây phi lao trồng ở bãi biển Xuân Thành [19].

Khu vực ven biển có thể áp dụng trồng các cây như: cọ rách, cây cọ dầu và dừa (Hình 4.1). Những loại cây này có bộ rễ rắn chắc lại đem lại hiệu quả kinh tế

vừa thích hợp với bãi biển du lịch. Tại các bờ biển trồng hoa màu, ít dân cư sinh sống thì ưu tiên trồng phi lao nhiều hơn là dừa vì nó có tác dụng ngăn cản hiện tượng cát bay tốt hơn dừa và cọ dầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)