2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế-xã hội
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Bình Xun là một huyện có cả ba dạng địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây – Tây Bắc.
Bình Xun có diện tích tự nhiên là 14.847,31ha, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21012’57‖ đến 210 27’ 31‖ vĩ Bắc và 105036’06‖ đến 105043’26‖ kinh Đơng.
Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.
Phía Đơng giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội). Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.
Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.
Với ba thị trấn trên địa bàn huyện, gồm: Hương Canh – huyện lỵ và hai thị trấn Thanh Lãng và Gia Khánh, lại nằm ở vị trí giữa hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Bình Xun có đặc điểm vị trí địa lý nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch vụ. Bình Xun là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế – chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển kinh tế và hình thành các khu cơng nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa của huyện.
trong phát triển kinh tế. Việc giao lưu đường bộ giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo chia cắt. Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng.
2.1.1.2. Địa hình
Bình Xun có ba vùng địa hình khá rõ rệt: đồng bằng, trung du, miền núi.
Nhìn chung địa hình phân bố thấp dần từ Bắc xuống Nam.
- Vùng núi: Tập trung ở phía Bắc của huyện là những ngọn núi cao từ 300- 1.500m chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, đất thích hợp với mục đích lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và du lịch nghỉ dưỡng, phát triển dịch vụ gắn với vùng du lịch sinh thái.
- Vùng trung du: Phần lớn là đồi trọc bị xói mịn, vùng này ngồi mục đích lâm nghiệp cịn có thể phát triển nơng lâm kết hợp, cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp tập trung, xây dựng cơ bản và nhiều mục đích chuyên dùng khác. Khai thác, sử dụng một cách hợp lý quỹ đất hiện có, ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và giao thông.
- Vùng đồng bằng: Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ưu thế trong sản xuất nơng nghiệp, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện hơn vùng đồi núi và trung du, do vậy vùng này cũng là mục tiêu của các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
2.1.1.3. Khí hậu
Bình Xun nằm trong tiểu vùng khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sơng Hồng, bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thường chịu tác động không tốt từ các cơn bão, gây mưa to, lốc lớn. Khu vực có hai mùa chính là mùa đơng lạnh, khơ, và mùa hè nóng, ẩm. Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa đông lạnh và khô hanh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.
2.1.1.4. Thủy văn
- Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước từ các suối nhỏ thuộc dãy Tam Đảo chảy vào ở xã Trung Mỹ (hồ Thanh Lanh).
Hệ thống sông Cà Lồ: là sông tiêu tự nhiên duy nhất trên địa bàn huyện, mực nước cao nhất 9,14m, lưu lượng lớn nhất 268m3/s. Vào mùa mưa lũ tập trung, nước sông Cầu dâng cao không tiêu kịp gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng trong huyện.
- Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm của huyện không lớn, chất lượng nước không cao. Theo đánh giá sơ bộ về tài ngun mơi trường của tỉnh Vĩnh Phúc thì trên địa bàn huyện có thể khai thác 200.000 m3/ngày đêm nhưng việc xử lý cung cấp cho sinh hoạt khá tốn kém. Cần cải tạo nâng cấp và xây mới các hồ chứa để tăng nguồn nước dự trữ cho sản xuất và tiêu dùng.
2.1.1.5. Thổ nhƣỡng
Theo phân loại đất mới của FAO-UNESCO, trên địa bàn huyện có 21 loại đất bao gồm 7 nhóm chính. Trong đó đất bằng có diện tích khoảng 6.692,91 ha , chiếm 44,99% diện tích đất tự nhiên, gồm các nhóm đất chính là đất phù sa, đất glây chua điển hình, đất mới biến đổi, đất loang lổ và đất cát. Đất đồi núi có diện tích khoảng 8.181,4 ha, chiếm 49,03% diện tích đất tự nhiên gồm 2 nhóm đất chính là đất xám feralit và đất xám mùn. Nhìn chung, điều kiện thổ nhưỡng của huyện Bình Xun rất thích hợp cho việc canh tác nơng nghiệp đặc biệt là trồng trọt các loại rau màu tại các khu vực như Bá Hiến, Thanh Lãng, Hương Canh.
2.1.2. Khái quát về điều kiện dân cƣ, văn hóa, xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm dân số
Năm 2012, quy mơ dân số trung bình của huyện là 114.420 người, mật độ dân số là 781 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,35 %/năm.
- Về phân bố dân cư: do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng, có điều kiện sinh sống và đi lại dễ dàng. Những đơn vị hành chính
có mật độ dân số cao là: thị trấn Hương Canh: 1.522 người/km2; thị trấn Thanh Lãng đứng thứ hai với 1.319 người/km2, xã Đạo Đức là 1.300 người/km2.
- Về tỷ lệ dân cư đô thị: Tỷ lệ dân cư thành thị của huyện ngày một tăng cao do sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện (Bình Xuyên là huyện đứng thứ ba toàn tỉnh về tỷ lệ dân số thành thị, sau TP. Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên).
2.1.2.2. Y tế và giáo dục + Y tế
Hệ thống y tế các cấp được củng cố, trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phịng khu vực, 3 trung tâm y tế và 13 trạm y tế xã, thị trấn với 200 giường bệnh, đảm bảo cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Mạng lưới y tế đã được củng cố từ huyện đến cơ sở với tổng số 233 y, bác sỹ trong đó tuyến huyện 17 bác sỹ; tuyến xã có 14 bác sỹ đảm bảo 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ. Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 17,5 chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao.
+ Giáo dục và đào tạo
Huyện Bình Xun có trường Cao đẳng nghề Cơ khí, trường trung cấp đóng trên địa bàn. Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển khá tồn diện, từng bước kết hợp hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển sự nghiệp giáo dục.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế-xã hội + Hệ thống giao thơng
Bình Xun có 2 loại hình vận tải chính là đường sắt và đường bộ.
- Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có tuyến đường quốc lộ 2 đi qua, với tổng chiều dài 8km. Trong năm 2009, tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã được khởi công tạo điều kiện cho kinh tế – xã hội của huyện phát triển, mở rộng quan hệ giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn cũng như với bên ngoài (Vân Nam – Trung Quốc), dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2013.
- Đường tỉnh lộ: Tổng số đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện có 41 km.
này đang được từng bước nâng cấp, đến nay huyện đã nâng cấp được 40,4 km, còn 3,5 km đang tiếp tục được nâng cấp.
- Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài đường giao thơng nơng thơn của huyện có khoảng 305,7 km đã bê tơng và nhựa hóa được tồn bộ.
- Đường sắt: ngoài ra tuyến đường bộ đi qua, huyện Bình Xun cịn có 12 km đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, tại Bình Xun có một ga nhỏ là ga Hương Canh.
Những năm tới huyện tiếp tục xây dựng mới và nâng cấp mạng lưới giao thơng trên địa bàn, hình thành và hồn thiện mạng lưới giao thông đáp ứng việc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế, góp phần nâng cao đời sống và dân trí cho nhân dân trong vùng.
+ Hệ thống thủy lợi
Trong giai đoạn vừa qua, huyện đã quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo 15 trạm bơm, cải tạo 38 hồ chứa nhỏ và cơ bản hồn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của huyện đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ nước tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của huyện.
+ Hệ thống điện
Huyện Bình Xun có đường dây 110KV Việt Trì - Đông Anh và 220 KV mua điện từ Trung Quốc qua trạm chuyển tải, hệ thống điện huyện Bình Xun nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Mạng lƣới thơng tin liên lạc
Bình Xun có 1 bưu điện trung tâm tại thị trấn Hương Canh, 1 bưu điện khu vực tại Gia Khánh và tất cả các xã đều có các điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã có cáp điện thoại di động liên lạc trực tiếp đến mọi nơi. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
huyện Bình Xuyên giai đoạn 2007 - 2012
2.1.3.1. Thực trạng và xu hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm, tỷ trọng của ngành trồng trọt và ngành thủy sản. Theo số liệu thống kê, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2007-2012 đã giảm 822,78 ha, từ 7.022,78 ha năm 2007 xuống còn 6.200,18 ha năm 2012. Ngành chăn ni của huyện đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành chăn ni trong nơng nghiệp và có xu hướng trở thành nơng sản hàng hóa quan trọng của huyện. Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của huyện gồm có trâu, bị, lợn, gia súc gia cầm với số lượng năm 2010 ước đạt: trâu 2.300 con; bò hơn 14.000 con; lợn hơn 50.000 con; gia súc gia cầm khoảng 500.000 con.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được thực hiện tốt trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ nơng nghiệp đã hoạt động tích cực đảm bảo hậu cần cho sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp của huyện trong những năm qua phát triển tương đối ổn định, đạt được kết quả như hiện nay là nhờ sự cố gắng rất nhiều của các cấp chính quyền và nhân dân trong huyện tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn có những mặt hạn chế. Cụ thể:
- Trong cơ cấu nơng nghiệp thì trồng trọt vẫn cịn chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) nhưng giá trị kinh tế cao nhưng cơ cấu cây trồng vẫn còn thiên về trồng cây lương thực; các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được phát triển mạnh như rau đậu, cây ăn quả...
- Các phân ngành chưa phát triển đồng bộ, việc dồn điền ghép thửa cịn chậm. Quy mơ sản xuất chủ yếu vẫn là hộ gia đình, chưa xây dựng được các mơ hình sản xuất lớn nên sản phẩm hàng hóa cịn manh mún.
- Hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nơng nghiệp cịn khó khăn.
2.1.3.2. Thực trạng và xu hƣớng tăng trƣởng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN)
Năm 2010, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện (85,30%) nên đã có một số sản phẩm đạt được tốc độ tăng trưởng cao như:
sản xuất các sản phẩm từ kim loại (57,19%); sản phẩm từ tre, nứa (38,93%). Một số sản phẩm công nghiệp – TTCN trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua đã xuất hiện sản phẩm chứa đựng hàm lượng chất xám và gia công cao như: gạch ốp lát thương hiệu Prime, lắp ráp xe máy Piagio (khu cơng nghiệp Bình Xun) và sản xuất phụ tùng xe máy Nissin. Tuy vậy, phần lớn các sản phẩm công nghiệp – TTCN trên địa bàn vẫn là các sản phẩm thông dụng hay sản xuất các sản phẩm từ kim loại phần lớn dựa vào chế tác các nguyên liệu thô sơ và tiêu tốn khá nhiều năng lượng và nguyên liệu
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện thời kỳ 2001 -2010
ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 Ƣớc 2015 Tăng BQ (%) 2005- 2010 2011- 2015 I Sản lƣợng 1 Khai thác mỏ Tr.đg 85 46 2 Công nghiệp chế biến Tr.đg 35.717 97.380 114.040 22,21 15,62 - Sản xuất trang phục Tr.đg 512 515 1.136 0,12 10,47 - Chế biến sản xuất từ tre. nứa Tr.đg 227 22.141 3.150 149,94 38,93 - Sản xuất từ chất khoáng Tr.đg 26.989 29.769 29.695 1,98 1,20 - Sản xuất các Sản phẩm từ kim loại Tr.đg 422 1.340 15.733 26,00 57,19 - Sản xuất xe có động cơ Tr.đg - Sản xuất giường tủ Tr.đg 1.411 7.218 20.861
II Sản phẩm chủ yếu 1 Cát sỏi 1000m 3 8,5 4,5 2 Xay sát Tấn 32.554 44.788 43.794 3 Mì gạo -nt- 128 63 163 4 Bánh bún -nt- 310 229 240 5 Đậu phụ -nt- 616 205 450 6 Rượu và nước khoáng 1000 l 492 305 253 7 May mặc 1000sp 68 67 147 8 Gỗ xẻ m3 910 2.943 4.718 9 Đan lát 1000sp 29 10 Gạch chỉ 1000 viên 29.940 77.164 98.872 11 Ngói móc -nt- 35.225 18.764 9.971 12 Gò rèn 1000 SP 36 104 13 Mộc m3 573 2.574 6.124
14 Mũi diệp cày 100 SP 12 60 3,4
15 Sản xuất gạch ốp lát 1.000( m3) 100.000 16 Lắp ráp xe máy Piagio chiếc 20.000
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên và tính tốn của Viện CLPT.
Nhìn chung với một số sản phẩm cơng nghiệp – TTCN như trên thì Bình Xun mới chỉ đáp ứng nhu cầu thơng thường của người dân địa phương là chủ yếu, đã bắt đầu có sự
―bứt phá‖ vào các sản phẩm cao cấp như lắp ráp xe máy, một số sản phẩm linh kiện điện tử cao cấp ... phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu và người tiêu dùng của các đô thị lớn.
Cùng với việc phát triển các khu cơng nghiệp trên địa bàn, huyện sẽ có nhiều cơ hội để tham gia vào các khâu sản xuất và phân phối một số sản phẩm công nghiệp – TTCN phục vụ đầu vào cho các nhà máy trong các khu công nghiệp như: cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất gạch men, cung cấp phụ kiện cho nhà máy lắp ráp các sản phẩm cơ khí (như: ốc, vít, bu lơng..) để từng bước gia tăng giá trị cũng như thay đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp trên địa bàn trong những năm tới.
2.1.3.3 Thực trạng và xu hƣớng tăng trƣởng ngành thƣơng mại, dịch vụ, du lịch