6. Cấu trúc luận văn
1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.2. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu
Phƣơng pháp điều tra phân tích số liệu tự nhiên, kinh tế xã hội: Thu thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu: điều kiện khí hậu, đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhƣỡng, địa hình, tình hình sử dụng đất); điều kiện kinh tế xã hội (cơ sở kinh tế, hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân số, tập quán canh tác,...). Số liệu đƣợc thu thập tại UBND xã Mộ Đạo và tại các Phịng chun mơn thuộc UBND huyện Quế Võ
Phƣơng pháp đánh giá kết quả quy hoạch kỳ trƣớc: Trên cơ sở phân tích và đánh giá các kết quả quy hoạch kỳ trƣớc từ đó có định hƣớng xây dựng đề án quy hoạch giai đoạn 2011 – 2020, cùng với đó là việc cụ thể hóa các phƣơng án đã đƣợc xác định trƣớc đó đồng thời cũng nghiên cứu việc xây dựng phƣơng án phù hợp với điều kiện trong tƣơng lai.
Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa: Dựa trên những tài liệu thu thập đƣợc, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát thực địa để bổ sung, chỉnh sửa và cập nhật những biến động trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Phƣơng pháp bản đồ: Từ các dữ liệu, số liệu điều tra phân tích và thu thập đƣợc ta tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hệ thống sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai. Với các phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhƣ số hóa bản đồ, xây dựng từ bản đồ nền, chồng xếp bản đồ, phƣơng pháp in ấn và biên tập bản đồ trên phần mềm MicroSation, ArcGIS…
Các phƣơng pháp đánh giá kinh tế sinh thái có sử dụng phƣơng pháp đánh giá của FAO.
Phƣơng pháp đánh giá đất của FAO và phƣơng pháp đánh giá kinh tế sinh thái là phƣơng pháp đánh giá thích nghi sinh thái cho đối tƣợng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thuận lợi (hay mức độ thích nghi) của các đối tƣợng đánh giá và các hợp phần của chúng với dạng hoạt động kinh tế nào đó gắn với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng nhằm đảm bảo sự bề vững về kinh tế và bền vững về môi trƣờng của đối tƣợng đánh giá.
Trong luận văn đánh giá thích nghi ở đây chính là đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với loại hình sử dụng đất trong các hệ thống sử dụng đất. Thực chất của phƣơng pháp là dựa trên sự so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của một loại hình sử dụng đất nào đó hay một cây trồng nhất định với đặc tính vốn có của đơn vị đất đai trong hệ thống sử dụng đất đai. Trong đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất, kết quả đánh giá thích nghi sinh thái là tài liệu cơ sở để tiến hành phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và mơi trƣờng có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để lựa chọn phƣơng án sử dụng đất tốt nhất.
Quy trình nghiên cứu: Qua quá trình tổng quan tài liệu, tác giả đã rút ra đƣợc các quan điểm và phƣơng pháp đánh giá làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài. Tác giả đã tham khảo và vận dụng quy trình đánh giá hệ thống sử dụng đất đai của các tác giả: Trần Văn Tuấn, Nguyễn Cao Huần, Đỗ Thị Tài Thu, Nguyễn Thị Chinh, Thái Thị Quỳnh Nhƣ làm quy trình đánh giá hệ thống sử dụng đất nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và bảo vệ môi trƣờng phục vụ sản xuất nơng lâm nghiệp. Quy trình thực hiện luận văn gồm các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của đánh giá hệ thống sử dụng đất.
Từ xác định nhiệm vụ tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
Bƣớc 2. Điều tra, khảo sát thực địa
Tiến hành điều tra khảo sát làm rõ đặc điểm tài nguyên đất và điều tra, tổng hợp các loại hình sử dụng đất thƣc tế tại khu vực nghiên cứu.
Bƣớc 3. Xây dựng bản đồ hệ thống sử dụng đất trên cơ sở xác định các đơn vị đất đai trong mối quan hệ với các loại hình sử dụng đất, phân tích đặc điểm của từng hệ thống sử dụng đất.
Bƣớc 4. Đánh giá các hệ thống sử dụng đất, thực chất là đánh giá thích nghi sinh thái và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của từng hệ thống sử dụng đất.
Bƣớc 5: Định hƣớng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trƣờng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dựa trên cơ sở kết quả đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai kết hợp với nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất đai và định hƣớng quy hoạch sử dụng đất, định hƣớng phát triển KT-XH của địa phƣơng, đề tài tiến hành định hƣớng không gian sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ mơi trƣờng.
Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn Trần Văn Tuấn và nnk 2014)
Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu
Yêu cầu sử dụng đất
Điều tra, khảo sát thực địa
Tính chất, chất lƣợng
Đánh giá mức độ thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các hệ thống sử dụng đất Đánh giá mức độ thích nghi Đánh giá hiệu quả kinh tế Đánh giá hiệu quả xã hội Đánh giá hiệu quả mơi trƣờng Phân tích lợi thế và hạn chế của các hệ thống sử dụng đất
Phân tích hiện trạng quy hoạch sử dụng đất
Định hƣớng không gian phát triển bền vững
Đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững. Mục tiêu, nhiệm vụ
Thu thập và tổng hợp tài liệu, dữ liệu
Loại hình sử dụng đất Đơn vị đất đai Hệ thống sử dụng đất
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Từ tổng quan vấn đề, địa bàn nghiên cứu, luận văn đã xác định cách tiếp cận địa lý trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT thông qua nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai, thực chất là nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa cũng nhƣ mối liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên đất đai với các loại hình sử dụng đất. Tiếp cận nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT xã Mộ Đạo chủ yếu dựa trên quan điểm hệ thống, tổng hợp và trên cơ sở các phƣơng pháp của FAO kết hợp phƣơng pháp đánh giá theo hƣớng tiếp cận kinh tế sinh thái.
Các nghiên cứu ở xã Mộ Đạo mới chỉ dừng lại ở mức ở mức độ khái quát và chƣa xem xét mối quan hệ tƣơng tác giữa đất đai với loại hình sử dụng đất trong hệ thống sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, hƣớng tiếp cận nghiên cứu địa lý tổng hợp với đối với hệ thống sử dụng đất đai cũng chƣa đƣợc xem
xét. Do đó, luận văn với hƣớng nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá hệ thống
sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững” với hƣớng tiếp cận đánh giá hệ thống sử
CHƢƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO