.Các giải pháp khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc thành phố hải phòng (Trang 90 - 100)

a) Xây dựng, tăng cường hiệu lực của pháp luật về tăng trưởng xanh

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy định về lồng ghép tăng trưởng xanh, lồng ghép yếu tố môi trường, yêu cầu BVMT, ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên môi trường vào trong chiến lược phát triển, các đề án quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, lĩnh vực và không gian đô thị, không gian biển...đảm bảo đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP. Hải Phịng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành và áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, “Tiêu chí đơ thị xanh, kiến trúc xanh”, “Tiêu chí đánh giá khu công nghiệp, cụm công nghiệp tăng trưởng xanh, du lịch xanh”....trong các hoạt động KTXH, môi trường.

- Ban hành những quy định bắt buộc chủ đầu tư ứng dụng những công nghệ xanh phổ biến khi xây dựng các cơng trình thương mại mới và cải tạo các cơng trình hiện có ở các khu đơ thị theo Quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD: Các cơng trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (hệ thống chiếu sáng nội thất; hệ thống thơng gió và điều hồ khơng khí; thiết bị đun nước nóng; thiết bị quản lý năng lượng; thang máy và thang cuốn…), sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường (sử dụng nhiều chất liệu gỗ trong xây dựng nhà cửa thay vì dùng nhơm, kính, gạch men...) trong phát triển cơng trình xanh, đơ thị xanh.

b) Kiện tồn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với tăng trưởng xanh

- Thành lập bộ phận chức năng chuyên quản về tăng trưởng xanh để tham mưu, tư vấn, đề xuất các cơ chế chính sách, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển đô thị với các định hướng tăng trưởng xanh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư theo đúng các thủ tục về đánh giá tác động môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan kiến trúc, kể từ khâu lập luận chứng, thiết kế, đến thi công và vận hành.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và thành lập trung tâm dịch vụ hành chính cơng; tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư sản xuất xanh.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phịng ngừa xử lý ơ nhiễm, sự cố môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ và chấm dứt hoạt động các cơ sở có các

hành vi vi phạm pháp luật về BVMT ở mọi cấp, mọi ngành, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

c) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về tăng trưởng xanh

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục định hướng thay đổi nhận thức trước đây của xã hội từ nền “Kinh tế Nâu” sang nền “Kinh tế Xanh” từ đó thay đổi quan niệm và nhận thức về một “Nền Kinh tế Xanh” trong xu thế hội nhập tạo nên nhận thức mới, sâu sắc về vị thế kinh tế xã hội - chính trị - quốc phịng, an ninh của Hải Phịng nói chung, các tiểu vùng nói riêng trong phát triển đô thị, kinh tế cảng biển và du lịch qua đó đề cao trách nhiệm và ý thức thực thi pháp luật, sự đồng thuận hành động thúc đẩy tăng trưởng xanh.

- Tổ chức hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh triển khai thực hiện Quyết định số: 130/2007/QĐ-TTG ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động khuyến khích cộng đồng và xã hội sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tham gia phát triển đô thị xanh, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, cải thiện cảnh quan xanh, sạch, đẹp, không xả thải rác thải bừa bãi vào những ao, hồ trong khu vực dân cư; phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những diễn biến phức tạp của mơi trường có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống.

d) Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và đầu

- Xây dựng các công cụ kinh tế, kỹ thuật và cơ chế tài chính đột phá theo hướng ưu đãi, tập trung ưu tiên hỗ trợ các chủ đầu tư, các doanh nghiệp sử dụng các cơng trình xây dựng xanh, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Sử dụng Quỹ đầu tư phát triển, quỹ BVMT để cho doanh nghiệp vay đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ với lãi suất ưu đãi, được thành phố ưu tiên cấp đất, miễn tiền thuê đất theo quy định để xây dựng các cơng trình BVMT.

- Đa dạng hóa việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển; Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn FDI, ODA, khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả các cơ chế hỗ trợ của thành phố, quốc gia và cộng đồng quốc tế đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó tạo bước đột phá xây dựng các cơng trình có tính chất động lực như đường cao tốc, sân bay, kết cấu hạ tầng đô thị, hệ

86

thống bến cầu cảng, hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng một số thiết chế văn hố mang tính khác biệt để phát triển du lịch...

- Phát triển, phát huy tối đa công nghiệp trung ương tại địa phương một cách hợp lý, bền vững, dựa vào khoa học và công nghệ. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp địa phương, trọng tâm là công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường.

đ) Tăng cường quy hoạch phịng ngừa và giảm thiểu ơ nhiễm

- Tập trung rà soát đánh giá các dự án đang đầu tư về tính khả thi và năng lực tài chính để đẩy nhanh tiến độ phát triển hợp lý các ngành có cơng nghệ cao, giảm mức tiêu hao năng lượng và vật tư nguyên liệu trong sản phẩm.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các tiêu chí đơ thị phát triển bền vững đã được đề ra trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, đồng thời mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng và bảo đảm lưu vực thoát nước tại các khu xây dựng mới. Trong các khu đô thị cũ, hệ thống thoát nước được thường xuyên nạo vét… kịp thời ứng phó với BĐKH, nước biển dâng.

- Bám sát đề án Xây dựng tiêu chí, danh mục các dự án cơng nghiệp khuyến khích đầu tư, khơng chấp thuận đầu tư trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020 của UBND thành phố (Quyết định 221/QĐ-UBND thành phố) làm cơ sở cho việc lựa chọn và thu hút đầu tư các dự án sản xuất cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, thúc đẩy tăng trưởng KTXH, đảm bảo môi trường và phát triển bền vững; Từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất, dịch vụ gây ô nhiễm và phát thải khí “nhà kính” lớn ở bên trong khu vực đô thị.

- Quy hoạch các khu phát triển đô thị, công nghiệp dọc sông, bảo đảm hài hịa, khơng làm ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ. Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất có lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu cho các đơ thị, khu vực dân cư, nhất là những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ lụt, sạt lở đất và nước biển dâng.

- Làm tốt công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch BVMT, bảo vệ hệ sinh thái và cảnh quan đơ thị; hình thành vành đai xanh và không gian mở cho các khu đơ thị; có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phịng hộ, rừng đặc dụng và các vốn rừng hiện có; xây dựng đê, kè, đập, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, xử lý và thu gom nước thải, các khu vực chôn lấp, xử lý, tái sử dụng chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng các cơng nghệ tiên tiến thích hợp nhằm giảm phát thải các khí “nhà kính”. Trước mắt cần tập trung giải quyết xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi rác Tràng Cát, đóng cửa bãi rác Thượng lý, xử lý ô nhiễm các bãi tạm Đình Vũ, Lâm Sản, Tiên Cựu, các bãi Bàng La (Đồ Sơn).

- Tài nguyên đất đô thị: Sử dụng qui hoạch đất làm công cụ hướng dẫn các khu nhà ở và khu công nghiệp đảm bảo xa các khu nhạy cảm với môi trường, có thể cải thiện rất nhiều chất lượng mơi trường trong thành phố. Thực hiện nghiêm Luật xây dựng, sử dụng cơng cụ kinh tế như thuế, phí là những cơng cụ quan trọng của chính quyền để bảo vệ các khu vực nhạy cảm môi trường, ngăn ngừa sự chuyển biến không cần thiết đất nông nghiệp sang đất đô thị.

Tiến hành đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, xây dựng các khu đô thị và các khu công nghiệp mới với các điều kiện vệ sinh môi trường, kết cấu hạ tầng về môi trường đồng bộ; kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị cũ với cải thiện các điều kiện về môi trường.

Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo những khu vực, vùng ô nhiễm và suy thối nặng trong khu vực đơ thị, thị trấn, thị tứ như: khu vực Công ty xi măng Hải Phịng, khu vực Máy Chai (quận Ngơ Quyền), các khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn. Tiến hành quy hoạch lại và di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, cải tạo chất lượng đất, xây dựng và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng để phát triển các công nghệ sạch hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất các khu vực bị ô nhiễm nặng do phát triển công nghiệp từ nhiều năm nay như Cơng ty xi măng Hải Phịng, khu vực Máy Chai. Nghiên cứu phương án sử dụng những không gian được giải phóng này cho phát triển khu dân cư, dịch vụ hay công viên cây xanh.

- Tăng cường kiểm sốt, phịng ngừa xử lý ô nhiễm, sự cố môi trường biển; Xây dựng hệ thống quan trắc, phối hợp với các địa phương ven biển phát hiện, cảnh báo, thông báo kịp thời về tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường biển,, các hoạt động gây suy thối và sự cố mơi trường để kịp thời ngăn chặn, xử lý; tập trung giám sát nguồn thải, đặc biệt là chất thải nguy hại trôi nổi; Phân vùng nguồn thải, điểm thải từ lục địa, đẩy mạnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tăng cường năng lực xử lý ô nhiễm dầu vùng cửa biển, giám sát nguồn thải nguy hiểm xuyên biên giới qua con đường nhập cảng. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường biển, tranh thủ hỗ trợ quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, giám sát và quản lý ô nhiễm biển và bảo tồn tự nhiên biển.

e) Xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và áp dụng khoa học công nghệ xanh

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo đội ngũ chuyên trách, quản lý tổng hợp môi trường biển theo quy chuẩn; liên kết và hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là lao động kỹ thuật chất lượng cao, lao động quản lý, đội ngũ doanh nhân có tư duy, ý thức xanh (trong các ngành kinh tế biển, thương mại, du lịch, nơng nghiệp sinh thái...) có tính đi trước đón đầu, từng bước tiếp cận trình độ

88

khu vực và quốc tế để từng bước hình thành và phát triển kinh tế tri thức; gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.

Phấn đấu đến năm 2020, tiểu vùng trung tâm Hải Phòng trở thành trung tâm đào tạo nhân lực kinh tế biển lớn của cả nước. Trình độ khoa học cơng nghệ một số ngành cơ bản liên quan đến kinh tế biển phải đạt trình độ khu vực như: khoa học cơng nghệ đóng tàu, khai thác vận tải biển, sinh học biển, tinh chế sản phẩm biển...

- Tập trung đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng khuyến khích phát triển, ứng dụng các cơng trình xanh, lượng thải cacbon thấp, năng lượng tái tạo trong xây dựng và phát triển đô thị; Đưa khoa học công nghệ biển vào ứng dụng để cải tạo các sản phẩm truyền thống và phát triển sản phẩm mới. Phát triển các công nghệ cao trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ biển. cơng nghệ đóng tàu, khai thác vận tải biển, sinh học biển, tinh chế sản phẩm biển; công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng, công nghệ giảm thiểu phát thải khí nhà kính; hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường; phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.

g) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về tăng trưởng xanh

- Tranh thủ các nguồn viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ và các nguồn tài trợ quốc tế; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực này.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật, hỗ trợ tài chính trong q trình tăng trưởng xanh.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực và hợp tác với các địa phương khác trong các lĩnh vực giao thông, vận tải biển, thủy sản, du lịch biển, bảo vệ môi trường biển, hợp tác tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển... nhằm tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tranh thủ nguồn tài trợ trong quá trình phát triển kinh tế biển.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1. Về hướng nghiên cứu về tổ chức không gian, tăng trưởng xanh trên thế giới và Việt Nam: Nội hàm của TTX là vừa thúc đẩy tăng trưởng KT, bảo đảm an

sinh, tăng cường phúc lợi xã hội vừa duy trì BVMT, giảm phát thải khí nhà kính, bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, TTX là chiến lược thúc đẩy q trình tái cấu trúc và hồn thiện thể chế KT theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới cơng nghệ, vốn tự nhiên, cơng cụ KT. Từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển KT bền vững quốc gia.

2. Kết quả đánh giá hiện trạng, diễn biến về phát triển KTXH và chất lượng môi trường cho thấy: Bên cạnh những kết quả đã đạt được của nền KTXH và MT,

khu vực các quận ven biển thuộc TP.Hải Phòng còn những tồn tại ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển như việc quy hoạch phát triển KTXH, không gian đô thị, quy hoạch khơng gian biển… cịn nhiều bất cập không theo kịp sự phát triển;

3. Kết quả phân tích và đánh giá các vấn đề về KTXH và môi trường nổi cộm tại các tiểu vùng không gian chức năng dưới góc độ TTX: (i) Tốc độ tăng trưởng

hiện chủ yếu vẫn dựa vào tăng vốn đầu tư các ngành công nghiệp đóng tàu, luyện thép, cán thép, may mặc,… song hầu hết đều là các ngành gia công, lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và thị trường xuất khẩu; (ii) Cơ cấu kinh tế với mơ hình phát triển với ưu tiên cao các ngành cơng nghiệp đóng tàu, cảng biển, sản xuất thép, may mặc.... lớn hơn ngành DV-TM; công nghệ và nguồn lực đầu tư phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc thành phố hải phòng (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)