Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học khoa môi trường (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Đảo nhiệt đô thị thường được nghiên cứu dựa trên hai phương pháp theo phân loại hiện tượng đảo nhiệt đơ thị bề mặt và khơng khí. Đối với hiện tượng đảo nhiệt đô thị bề mặt sử dụng ảnh viễn thám và đối với đảo nhiệt đơ thị khơng khí sử dụng dữ liệu đo đạc trực tiếp. Mỗi phương pháp này đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Đối với việc sử dụng ảnh viễn thám cho Hà Nội nghiên cứu sử dụng nguồn ảnh Landsat và hiệu chỉnh cho kênh nhiệt (6H, 6L). Tuy nhiên, cần phải có dữ liệu quan trắc các giá trị nhiệt bề mặt đất trên diện rộng để kiểm chứng tại thời điểm vệ tinh bay chụp trong khu vực sớm hơn hoặc muộn hơn 10h sáng. Do đó, trong nghiên cứu này sử dụng đồng thời phân tích các giá trị nhiệt độ khơng khí để nội suy nhiệt độ khu vực nghiên cứu, từ đó kiểm chứng phân phối nhiệt từ hai phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Các tài liệu thứ cấp thu thập gồm dữ liệu khí tượng của khu vực nghiên cứu, các nghiên cứu về hiện tượng đảo nhiệt trên thế giới và ở Việt Nam. Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng đảo nhiệt đô thị tại các khu đô thị lớn trên thế giới. Tại TP HCM cũng đã có những nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu viễn thám về nhiệt độ bề mặt. Còn ở Hà Nội đã có những ghi nhận về hiện tượng này của các nhà nghiên cứu. Dựa vào đó, tác giả có thể tham khảo để phục vụ cho nghiên cứu.

2.2.2. Phân tích các dữ liệu nhiệt độ khơng khí, vẽ đồ thị nhiệt.

Nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân tích nhiệt độ khơng khí giữa khu vực nội thành Hà Nội và các khu vực lân cận nhằm đưa ra những dữ liệu nhiệt độ thực tế để cho thấy dấu hiệu của hiện tượng đảo nhiệt đô thị tại Hà Nội.

Thêm vào đó, nghiên cứu cũng cần sử dụng phần mềm Excel 2007 trong nghiên cứu để hình ảnh hóa, thống kê các dữ liệu nhiệt độ khơng khí từ đó đưa ra những kết quả về diễn biến nhiệt độ, gió, độ ẩm. Trong đó các dữ liệu khí tượng được sử dụng biểu diễn trên các biểu đồ có sự khác biệt số lượng trạm, khơng đồng nhất trên toàn nghiên cứu do giới hạn về số lượng dữ liệu tối đa mà tác giả có thể thu thập được theo Bảng 4.

Các yếu tố khí tượng tại 8 trạm quan trắc, trong đó có 6 trạm tại Hà Nội gồm: Láng, Nguyễn Văn Cừ (bắt đầu hoạt động từ 2009), Hà Đông, Sơn Tây, Ba Vì, Trạm Lăng (bắt đầu hoạt động từ 2012) và 2 trạm ngoại thành gồm Hải Dương và Hà Nam được thu thập để phục vụ nghiên cứu này. Các dữ liệu nhiệt độ này chủ yếu từ hai nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia – số 8 Pháo đài Láng và Trung tâm Quan trắc Môi trường- Tổng cục Môi trường - số 556 Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội. Đối tượng và dữ liệu nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 4.

Bảng 4. Thống kê dữ liệu thời tiết sử dụng trong nghiên cứu

Stt Tên trạm

Dữ liệu theo giờ

Dữ liệu theo ngày Dữ liệu theo tháng 2009 2010 2011 2012 2013 1 Láng 9,10,11 5,8,10 6,9 5,9,10,11 1,3,4,5 2007-2012 1980-2011 2 Hà Đông - - - 1-12 1,3,4,5 2007-2012 1980-2011 3 Sơn Tây 9,10,11 5,8,10 6,9 5,9,10,11 1,3,4,5 2007-2012 1980-2011 4 Hà Nam 9,10,11 5,8,10 6,9 5,9,10,11 1,3,4,5 2007-2012 1980-2011 5 Hải Dương 9,10,11 5,8,10 6,9 5,9,10,11 1,3,4,5 2007-2012 1980-2011 6 NVC 1-12 1-12 1-12 1-12 1-12 2009-2014 - 7 Lăng - - - 10,11,12 1-12 2012-2014 - 8 Ba Vì - - - - 1,3,4,5 - -

2.2.3 . Xây dựng bản đồ nhiệt, phân tích nội suy khơng gian nhiệt bề mặt bằng phần mềm Arc GIS 10.1

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học khoa môi trường (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)