Chọn thời gian chiết thích hợp nhất -Cách tiến hành thí nghiệm.
Rong sau khi xử lý, cắt nhỏ,tiến hành chiết rút 3 lần trong các khoảng thời gian (10-10-5), (15-15-10), (20-15-10), (20-20-15) phút.
Cố định các thông số: pH của môi trường chiết (pH=7). Thể tích nước gấp 20 lần rong khô.
Nhiệt độ chiết xác định bằng thí nghiệm trên. Dịch chiết được ly tâm để loại bớt cặn rồi tiến hành đánh giá cảm quan màu sắc, hàm lượng Iod .
b.Thí nghiệm xác định thông số tối ưu của quá trình cô đặc.
Do điều kiện thực tế phòng thí nghiệm nên tôi tiến hành cô đặc ở điều kiện thường.
-Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Rong Nâu nguyên liệu
Rửa sạch Cắt nhỏ Chiết rút Iod Ly tâm Cô đặc 80 90 100 8 120 150 180 Xác định các thông số
Chọn nhiệt độ và thời gian cô đặc thích hợp nhất
-Cách tiến hành thí nghiệm:Lấy 1500ml dịch chiết chia đều thành 3 mẫu,mỗi mẫu là 500ml.
Thiết bị cô là một nồi inox,cô ở điều kiện thường, tiến hành cô như sau: Mẫu 1:cô ở nhiệt độ 800C trong các khoảng thời gian là 120,150,180 phút. Mẫu 2:cô ở nhiệt độ 900C trong các khoảng thời gian là 120,150,180 phút. Mẫu 3: cô ở nhiệt độ 1000C trong các khoảng thời gian là 120,150,180 phút. Mẫu cô được đánh giá cảm quan và xác định hàm lượng Iod.
Nhiệt độ cô đặc(0C)
c.Thí nghiệm xác định thông số tối ưu của quá trình khử màu. c1.Thí nghiệm xác định thời gian khử màu.
-Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Dịch cao rong sau cô đặc
Khử màu Thời gian khử màu(phút)
30 35 40 45 50
Đánh giá cảm quan về màu
Chọn thời gian khử màu thích hợp nhất
-Cách tiến hành:lấy 250ml dịch cao rong Iod chia thành 5 mẫu, khử màu với các khoảng thời gian là 30, 35, 40, 45, 50 phút, sau đó đánh giá cảm quan về màu của dịch cao rong Iod.
Cố định các thông số: Nồng độ H2O2 sử dụng là 20%.
Tỷ lệ dung dịch H2O2/dịch cao rong là 2%.
c2.Thí nghiệm xác định tỉ lệ dung dịch H2O2 so với dịch cô đặc.
Dịch cao rong sau khi cô đặc.
Khử màu
Tỷ lệ dung dịch H2O2/dịch cô đặc(%)
1 2 3 4 5 6
Đánh giá cảm quan về màu
Chọn tỷ lệ khử màu thích hợp nhất.
-Cách tiến hành:lấy 300ml dịch cao rong Iod chia ra thành 6 mẫu, khử màu với các tỉ lệ là 1%, 2%, 3%, 4%, 5%, 6% sau đó đánh giá cảm quan về màu của dịch cao rong Iod.
Cố định các thông số:Nồng độ H2O2 sử dụng là 20% Thời gian khử màu được xác định bằng thí nghiệm trên.
c3.Thí nghiệm xác định nồng độ H2O2 để khử màu.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Dịch cao rong sau khi cô đặc
Khử màu Nồng độ H2O2(%)
5 10 15 20 25 30
Đánh giá cảm quan về màu
-Cách tiến hành:lấy 300ml dịch cao rong chia ra thành 6 mẫu, khử màu với các nồng độ H2O2 lần lượt là 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% sau đó đánh giá cảm quan về màu của dịch cao rong.
Thời gian khử màu và tỉ lệ dung dịch dùng để khử màu đã được xác định bằng các thí nghiệm trên.
d.Thí nghiệm xác định tỉ lệ phối trộn dịch cao rong Iod vào nước mắm.
-Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Dịch cao rong sau khi cô đặc
Khử màu
Phối trộn
Tỷ lệ dịch cao rong Iod/nước mắm(%)
1 2 3 4 5 6
Xác định các chỉ tiêu
Chọn tỷ lệ thích hợp nhất.
-Cách tiến hành:lấy 6 mẫu nước mắm, mỗi mẫu là 100ml, tiến hành phối trộn dịch cao rong Iod với các tỉ lệ là 1%, 2%, 3%, 4%, 5%, 6% sau đó đánh giá cảm quan về màu, hàm lượng Iod và Nitơ tổng số có trong nước mắm.
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
3.1.Kết quả xác định thông số tối ưu của quá trình chiết Iod. 3.1.1.Kết quả xác định nhiệt độ chiết tối ưu.
Sau khi tiến hành chiết Iod bằng nước thường có nhiệt độ là 600C, 700C, 800C, 900C.Dịch chiết thu được đem ly tâm và phân tích để xác định