I.TÍNH CHỌN TỜI CẨU XUỒNG.

Một phần của tài liệu Thiết kế cẩu xuồng trọng lực có bản lề di chuyển trên một ray dẫn hướng cho xuồng cứu sinh sức chứa 20 người (Trang 81 - 84)

VI. TÍNH TOÁN TAY QUAY DẪN HƯỚNG.

I.TÍNH CHỌN TỜI CẨU XUỒNG.

+ Tời cẩu xuồng dùng để nâng hạ xuồng trên tàu với độ tin cậy và chính xác cao. Tùy theo các dạng truyền động của tời mà chia ra: tời tay, tời không động cơ, tời điện hoặc tời chạy bằng khí nén.

+ Tời tay có lực kéo từ 160 đến 800N, thường được dùng trên các cẩu xuồng quay để phục vụ các xuồng có khối lượng từ 200 đến 800 kg. Kết cấu của tời được cho trên hình (VI-1).

1. Vỏ; 2. Tang tời; 3. Bánh răng; 4. Trục; 5. Phanh đĩa; 6. Tay quay; 7. Hãm.

+ Tời không có động cơ được dùng trên tàu kéo, tàu hàng và tàu khách có chở hàng. Trên tời có phanh li tâm để giới hạn tốc độ hạ xuồng. Quá trính nâng xuồng được tiến hành nhờ sự hỗ trợ của các tời công tác trên boong (tời chằng buộc, tời kéo…). Cáp dẫn động của tời cẩu qua hệ ròng rọc dẫn hướng vào tang cong của các tời công tác, tại đây chúng được cuốn từ 3 đến 4 vòng dự trữ và nhận lực kéo từ tang cong này. Trên tời còn có bộ truyền động tay tạo cho chúng có khả năng làm việc độc lập khi các tời công tác không có khả năng làm việc.

+ Trên các đội tàu còn dùng khá phổ biến tời cẩu xuồng có động cơ hơi nén xách tay. Không khí nén dưới áp lực 510 2

/cm

KG được chứa trong các chai khí làm động cơ làm việc với lượng khí tiêu hao 510m3/ phút. Thường là mỗi mạn tàu có một động cơ hơi nén và động cơ này phục vụ cho toàn bộ số cẩu xuồng trong quá trình nâng xuồng ở mạn đó. Quá trình hạ xuồng được tiến hành bằng cách nhả từ từ phanh li tâm (nhả bằng tay).

+ Tời điện được dùng phổ biến hơn cả. Một tời có thể đặt cố định một động cơ hoặc có một động cơ xách tay dùng cho nhiều tời. Động cơ điện của tời là loại động cơ kín nước, không có phanh, làm việc với dòng điện xoay chiều điện áp 380V và 220V, tần số 50 Hz hoặc dòng điện một chiều điện áp 220V.

Tời điện có hai loại là tời phải và tời trái, bao gồm các bộ phận chính sau: hộp giảm tốc, hộp phanh, tay quay, động cơ và thiết bị điện.

Điều khiển tời có thể là ở trên boong tàu, điều khiển từ xa, điều khiển xách tay di động hoặc điều khiển ngay trên xuồng.

Nhìn chung, mỗi loại tời cẩu xuồng đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng loại cẩu xuồng khác nhau. Tuy nhiên ta nhận thấy tời điện vẫn được sử dụng rộng rãi hơn cả vì nó có những ưu điểm đó là tốc độ lớn, đơn giản, thuận tiện trong sử dụng và dễ điều khiển. Vì vậy ta chọn loại tời này để phục vụ cho cẩu xuồng thiết kế.

1. Động cơ điện; 7. Tay đòn phanh;

2. Khớp nối; 8. Phanh;

3. Hộp số; 9. Gối đĩa phanh

4. Tay gạt; 10. Tang thành cao;

5. Bộ đóng truyền động tay; 11. Hệ palăng; 6. Đầu ra tay quay; 12. Cáp thép.

Hình VI-2. Sơ đồ động học tời nâng hạ xuồng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 P/2 P/2 T/ip T/ip

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tời được cho trên hình (VI-2). Ở đây, động cơ điện và trục nhanh của hộp giảm tốc được lắp khớp nối hai má li tâm (2) để tách động cơ khỏi hộp số khi hạ xuồng. Tang trống (10) có kết cấu hàn và không có rãnh. Hộp phanh gồm một phanh đai và một phanh li tâm hạn chế tốc độ hạ được lắp vào trục thứ hai của hộp giảm tốc. Bánh phanh của phanh đai lắp với trục của hộp giảm tốc qua khớp một chiều, khớp này chỉ cho phép bánh phanh quay theo chiều hạ xuồng. Hạ xuồng được tiến hành bằng cách nới dần phanh đai trực tiếp tại

tay đòn phanh (7) hoặc tác động vào tay đòn này từ xa. Truyền động tay (6) dùng để nâng xuồng không tải hoặc nhả dây cáp hạ khối ròng rọc theo xuồng. Khi đóng bộ đóng truyền động tay (5) theo hướng nâng xuồng, các công tác giới hạn hành trình làm việc ngắt điện mạch điều khiển động cơ, đóng phanh đai làm cho xuồng không thể tự hạ. Khi cần hạ khối ròng rọc treo xuồng, đóng bộ truyền động tay theo hướng hạ, các công tác giới hạn hành trình làm việc nhưng phanh đai không đóng, vì thế tang trống vẫn quay được theo chiều hạ. Toàn tời làm thành một khối kín nước, các ổ trục đều dùng ổ lăn, các đầu ra của hộp giảm tốc đều dùng vòng gioăng có cốt làm kín.

Ta tính chọn một số bộ phận chủ yếu sau:

 Tính chọn cáp thép.

 Tính chọn tang thu chứa cáp.

 Tính chọn động cơ điện.

 Phân phối tỉ số truyền và chọn hộp giảm tốc.

 Tính chọn phanh hãm.

Một phần của tài liệu Thiết kế cẩu xuồng trọng lực có bản lề di chuyển trên một ray dẫn hướng cho xuồng cứu sinh sức chứa 20 người (Trang 81 - 84)