Bản đồ phân bố hệ thống đứt gãy bể Phú Khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đồng nhất và phân dị tướng đá cổ địa lý của trầm tích oligocen, miocen khu vực lô 123 và 124 bể phú khánh (Trang 34 - 39)

Hình 2.5. Mặt cắt địa chấn-cấu trúc cắt từ Tây sang Đông (tuyến SVOR93-108) (Nguồn VPI)

THỀM TRONG THỀM NGỒI

ĐỚI SỤT CHUYỂN

+ Hệ thống đứt gãy có phương Tây Bắc - Đơng Nam:

Hệ thống đứt gãy có phƣơng TB - ĐN là hệ thống đứt gãy trẻ, chúng đƣợc hình thành, phát triển vào thời kỳ sụt lún nhiệt, là những đứt gãy thuận trƣợt bằng trái, hƣớng cắm tƣơng đối thẳng đứng, tập trung chủ yếu vào khu vực của đới trƣợt Tuy Hịa ở phía Nam bể. Các đứt gãy trong hệ thống này đƣợc kéo dài từ Sông Ba - Công Tum ra tận ngoài biển, là các đứt gãy phát triển mạnh cả về về chiều dài cũng nhƣ biên độ dịch chuyển, chúng phát triển từ móng qua Oligocen và lên đến Miocen giữa và có rất nhiều đứt gãy phát triển lên tận Miocen muộn mới ngƣng nghỉ, là các đứt gãy đóng vai trị quan trọng trong quá trình hình và phát triển của đới trƣợt Tuy Hịa này.

Khu vực lơ 123 và 124 bể Phú Khánh chủ yếu chịu tác động chính bởi hệ thống đứt gãy 1090

-1100 làm phân chia bể Phú Khánh thành 2 nửa thềm: thền trong và thềm ngồi (hình 2.4).

b- Theo cấp bậc cấu của các đứt gãy:

Nếu xét theo vai trò cuả đứt gãy đối với sự hình thành và phát triển của bể trầm tích này có thể phân ra 3 cấp khác nhau: cấp 1, cấp 2 và cấp 3 nhƣ đã mô tả ở phần trên.

2.1.3. Phân tầng cấu trúc theo phương thẳng đứng

Tại bể Phú Khánh các tầng cấu trúc cũng đƣợc chia ra thành 4 tầng cấu trúc nhƣ sau (bảng 2.1):

- Tầng cấu trúc trƣớc sụt lún nhiệt

- Tầng cấu trúc sụt lún nhiệt dạng tuyến (E2- E3)

- Tầng cấu trúc sụt lún nhiệt mở rộng có chu kỳ (N11- N13) - Tầng cấu trúc tạo thềm hiện tại (N2 - Q).

* Tầng cấu trúc trước sụt lún nhiệt: Tầng này bao gồm tồn bộ các đá móng magma, granit nứt nẻ và cả các đá phun trào và biến chất.

* Tầng cấu trúc sụt lún nhiệt dạng tuyến: Tầng cấu trúc này đƣợc hình thành

trong giai đoạn sụt lún với các vật liệu đƣợc vận chuyển đến và lấp đầy các trũng, các địa hào và bán địa hào trong bể và đƣợc thành tạo trong cơ chế động học tách giãn và trƣợt bằng.

Tầng cấu trúc này có chiều dày trầm tích thay đổi đáng kể, chỗ dày nhất đạt trên 10.000m (tại trung tâm trũng trung tâm bể) và thay đổi lớn, có xu hƣớng giảm dần về phía Tây. Các trầm tích ở đây bao gồm các vụn lục nguyên cát, bột, sét và đá vôi, cả lục nguyên chứa than. Chúng đƣợc thành tạo trong môi trƣờng từ lục địa, đồng bằng ven biển đến biển ven bờ và biển nông.

* Tầng cấu trúc sụt lún nhiệt mở rộng có chu kỳ: Bao gồm các thành tạo:

Miocen. Các thành tạo Miocen đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình sụt lún do nhiệt. Các thành tạo này bao gồm các trầm tích sét kết màu vàng xen kẽ bột kết, độ gắn kết trung bình, giàu hợp chất hữu cơ, hóa đá. Thành tạo trong môi trƣờng biển ven bờ, biển nông đến biển sâu.

* Tầng cấu trúc tạo thềm lục địa: Các thành tạo trẻ có tuổi Pliocen và Đệ tứ

với các đá chủ yếu là cát, bột, sét chứa glauconit và vơ cùng phong phú các hố đá động vật biển. Đá ở phụ tầng này chƣa gắn kết hoặc gắn kết yếu. Chúng đƣợc lắng đọng trong mơi trƣờng trầm tích biển hoặc biển nơng ven bờ, với chiều dày đạt từ 20 - 1200m, phủ bất chỉnh hợp lên các thành tạo đƣợc hình thành trƣớc nó.

Bảng 2.1. Bảng phân tầng cấu trúc bể Phú Khánh

2.1.4. Phân vùng cấu trúc theo phương nằm ngang

Dựa trên các đặc điểm cấu trúc, kiến tạo, chiều dày trầm tích, đặc điểm các hệ thống đứt gãy và đặc điểm thạch học trầm tích, cùng với sự hỗ trợ của các tài liệu khác nhƣ: hệ thống bản đồ dị thƣờng địa vật lý, mặt cắt địa chấn - cấu trúc (hình

2.6), ảnh vệ tinh, bản đồ đẳng sâu bề mặt Moho, bản đồ địa mạo đáy biển v.v… Bể Phú Khánh có thể đƣợc chia ra các đơn vị cấu trúc sau:

Hình 2.6. Mặt cắt địa chấn - cấu trúc qua Bắc bể Phú Khánh (tỷ lệ ngang 1/3.000.000, tỷ lệ đứng 1/300.00) (Nguồn KC09-18/06-10)

* Đới trũng Đông Phú khánh (1)

Đới trũng trung tâm bể Phú Khánh chiếm hầu hết diện tích vùng nghiên cứu và gần nhƣ nằm trọn trong vùng nƣớc sâu, bao gồm diện tích một phần sƣờn dốc và phần sƣờn thoải của sƣờn lục địa Phú Khánh.

Theo tài liệu trọng lực thì phần phía Đơng của bể Phú Khánh có dị thƣờng âm với hình dạng gần đẳng thƣớc, độ sâu cực đại nằm ở vùng giao điểm kinh tuyến 110020 Đông và vĩ tuyến 130

Bắc, giới hạn phía Đơng của trũng sụt lún này nằm gần kinh tuyến 1120 Đơng, sau đó chuyển tiếp sang phần sâu của Biển Đông.

Cịn theo tài liệu địa chấn khu vực phần phía Đơng bể Phú Khánh là một đới nâng phát triển theo hƣớng ĐB - TN, với chiều rộng trên 50 km và thu hẹp dần về phía Tây Nam, đây thực sự là một đới nâng ngồi khép kín đới trũng trung tâm bể.

Chiều dày trầm tích Kainozoi ở đây đạt trên 10000 mét (chỗ dày nhất không kể chiều sâu nƣớc biển, với thành phần trầm tích cát kết, bột kết, sétkết trong đó bột sét kết chiếm ƣu thế và có các thành tạo đá cacbonat).

Trong trũng này đã phát hiện một số cấu tạo trong các đới nâng tƣơng đối ngăn cách giữa các phụ trũng, là các thân cát tuổi Oligocen, đây là khu vực tồn tại các tập đá hạt mịn nhƣ sét và sét than đƣợc hình thành và phát triển trong môi trƣờng đồng bằng châu thổ, vũng vịnh, ven bờ. Chúng giàu vật chất hữu đƣợc lắng đọng nhanh và đã trở thành đá sinh chính ở bể trầm tích này, vì vậy mà vùng này đã đƣợc đánh giá là khu vực “nguồn cung” hydrocacbua cho các cấu tạo trong vùng.

* Đới nâng trẻ (2):

Đới nâng ngoài nằm ở phía Đơng của bể và là một đới nâng tạo nên sự khép kín của bể Phú Khánh ở phía Đơng và ngăn cách với đới trũng sâu và đới giãn đáy Biển Đông, đới phát triển theo hƣớng ĐB - TN, là một đới nâng tƣơng đối rộng nhƣng thu hẹp dần về phía Tây Nam bể, là một phần diện tích khơng thể tách rời khỏi bể Phú Khánh. Đới nâng này là một đới nâng trẻ. Trong đới này có nhiều hoạt động tân kiến tạo nhƣ hoạt động núi lửa trẻ có tuổi Pliocen. Trong đới nâng đã phát hiện đƣợc rất nhiều cấu tạo nhƣng ở đây rủi ro về tầng chắn tƣơng đối lớn và thời gian hình thành bẩy khơng tƣơng đồng với thời gian di cƣ dầu khí trƣớc đóvì vậy khi đánh giá tiềm năng dầu khí có phần hạn chế.

* Đới sụt chuyển tiếp (3): đới này nằm ở phía Tây bể, đới phát triển theo hƣớng kinh tuyến, đới đƣợc hình thành vào cuối Miocen trên và tiếp tục trong Pliocen - Đệ tứ, đới ngăn cách giữa thềm trong và thềm ngoài.

* Thềm Đà Nẵng (4)

Thềm Đà Nẵng nằm ở phía Tây Bắc bể Phú Khánh, thềm này phát triển theo phƣơng Bắc-Nam, kéo dài từ Tây - Bắc bể đến tận Bắc đới trƣợt Tuy Hoà, là một thềm tƣơng đối bình ổn về mặt cấu trúc, ít bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy, tuy nhiên cấu trúc cũng bị phức tạp hoá bởi đới nhơ của khối đá móng cổ từ đất liền kéo ra.

Thềm này đã đƣợc duy trì và ít bị biến cải về hình dạng trong q trình phát triển của bể trầm tích Phú Khánh, đặc biệt trong các pha tách giãn của Biển Đơng.

Chiều dày trầm tích Kainozoi ở đây khơng lớn, có xu hƣớng tăng dần về phía đơng, lấp đầy các địa hào và bán địa hào là thành phần vật chất chủ yếu là các vụn lục nguyên cát, bột, sét và có cả đá cacbonat, chúng phủ bất chỉnh hợp lên đá móng trƣớc kainozoi.

Thềm Đà Nẵng nằm ở khu vực có chiều sâu nƣớc biển nhỏ hơn 100 mét. Diện tích của thềm này khơng đƣợc đánh giá cao về tiềm năng dầu khí bởi trầm tích Kainozoi ở đây mỏng, thiếu vắng các trầm tích Oligocen và Miocen sớm, đặc biệt khơng phát hiện đƣợc cấu tạo nào có triển vọng, hơn nữa khả năng chắn kém và nằm xa tầng sinh nên rủi ro lớn về về tiềm năng dầu khí.

* Đới trượt Tuy Hồ (5):

Đới trƣợt Tuy Hồ nằm ở phía Nam bể Phú Khánh, là một đới gồm nhiều đứt gãy thuận trƣợt bằng trái phát triển theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, là các đứt gãy lớn cả về chiều dài và biên độ dịch chuyển, những đứt gãy này đã đƣợc sinh thành và phát triển trong thời kỳ sụt lún Eocen- Oligocen- Miocen sớm. Chúng bắt nguồn từ các hệ thống đứt gãy Sông Ba- Công Tum từ trong đất liền và kéo dài ra biển với chiều dài hàng trăm km.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đồng nhất và phân dị tướng đá cổ địa lý của trầm tích oligocen, miocen khu vực lô 123 và 124 bể phú khánh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)