Chương 2 THỰC NGHIỆM
2.9. Xác định đặc trưng của vật liệu
Để xác định một số đặc trưng của vật liệu; chúng tôi chụp các phổ SEM, IR, BET của các mẫu: than hoạt tính, than hoạt tính biến tính ; và chụp phổ EDS của các mẫu: than hoạt tính, than hoạt tính biến tính và than hoạt tính biến tính đã hấp phụ hơi thủy ngân.
2.9.1. Đo phổ bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM – Scanning Electronic Microscopy) Microscopy)
Phương pháp đo SEM giúp chúng ta quan sát được hình thái học bề mặt của vật liệu và những thay đổi khi biến tính bề mặt vật liệu. Các mẫu vật liệu được gửi chụp ảnh SEM trên máy Hitachi S – 4800 ở Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, 18 Hồng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.
2.9.2. Đo phổ hồng ngoại (IR – InfraRed Spectroscopy)
Để xác định sự có mặt của các nhóm chức trên bề mặt vật liệu, các mẫu vật liệu được gửi chụp phổ hồng ngoại. Phổ IR của vật liệu được chụp trên máy GX – PerkinElmer – US ở Khoa Hóa học, 19 Lê Thánh Tơng – Hồn Kiếm – Hà Nội.
2.9.3. Đo phổ BET
Để biết diện tích bề mặt riêng của vật liệu cũng như thể tích các lỗ xốp, các mẫu vật liệu được chụp BET và Pore trên máy Gemini VII 2390 V1.02 (V1.02 t) ở
Viện AIST (Advanced Institute for Science and Technology), 40 Tạ Quang Bửu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
2.9.4. Đo phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS – Energy-dispersive X-ray Spectroscopy) Spectroscopy)
Phương pháp đo phổ tán sắc năng lượng tia X nhằm phân tích thành phần hóa học của vật liệu nhờ việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật liệu khi nó tương tác với các bức xạ. Các mẫu vật liệu được gửi chụp phổ EDS trên máy JSM – 6490LA ở Trung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu – Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.