Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng vớ

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi cho học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học Hồ Tùng Mậu – Thành phố Nam Định (Trang 28 - 30)

II. Giải quyết vấn đề

2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng vớ

3. Nội dung nghiên cứu

2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng vớ

với tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học.

Bảng 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng

STT Các yếu tố ảnh hưởng ∑ X Thứ bậc

1 Sự chỉ đạo hướng dẫn của lãnh

đạo cấp trên 75 2.14 6

2 Chương trình học trong nhà

trường 98 2.80 2

4 Nhận thức của xã hội với hoạt

động vui chơi của HS 85 2.43 4

5 Sự phối hợp giữa các lực lượng

trong tổ chức vui chơi cho HS 79 2.26 5

6 Đầu tư của các nguồn lực xã hội

với việc vui chơi của HS 92 2.63 3

X =2.5

Các yếu tố trên được đánh giá là có ảnh hưởng ở mức độ cao đến các biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng với điểm trung bình chung làX

=2.5 (min=1 và max=3), có 3/6 yếu tố chiếm 50% có giá trị X >2.5 và 3/6 yếu tố chiếm 50% có giá trị X <2.5. Trong đó, yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là điều kiện CSVC của nhà trường, có X = 2.82, xếp thứ bậc 1/6 ; tiếp đó là do chương trình học hiện nay (X =2.80, xếp thứ bậc 2/6). Sự đầu tư của xã hội với hoạt động vui chơi của trẻ, sự nhận thức của xã hội với việc vui chơi cũng như sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trưởng có ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ đạo của hiệu trưởng. Qua đánh giá trên của giáo viên, ta thấy sự chỉ đạo hướng dẫn của lãnh đạo cấp trên ảnh hưởng ít nhất đến chỉ đạo của hiệu trưởng (X =2.14, xếp thứ bậc 6/6). Trên thực tế điều kiện CSVC có ảnh hưởng nhiều nhất đến biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng. Nếu điều kiện CSVC không đảm bảo thì các biện pháp của hiệu trưởng có đúng đắn và phù hợp đến đâu cũng không thể đem lại hiệu quả cao trong tổ chức vui chơi cho trẻ. Ngoài ra, chương trình học trong nhà trường cũng ảnh hưởng nhiều thứ hai sau điều kiện CSVC. Đánh giá một cách khách

quan thì nội dung chương trình học hiện nay vẫn còn khá nặng, do đó việc bố trí thời gian vừa đảm bảo chương trình học vừa tổ chức vui chơi cho các em gặp nhiều khó khăn. Theo đánh giá của giáo viên thì sự chỉ đạo của cấp trên có ảnh hưởng ít nhất đến biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng. Việc hướng dẫn lập kế hoạch vui chơi, sắp xếp thời gian biểu hay đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá hoàn toàn do chỉ đạo hướng dẫn của hiệu trưởng, ít có sự ảnh hưởng, can thiệp của cấp trên.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo hoạt động vui chơi cho học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học Hồ Tùng Mậu – Thành phố Nam Định (Trang 28 - 30)