Tổ hợp cộng sinh tướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực phan thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan (Trang 52 - 53)

Để phân biệt các vùng cát đỏ Phan Thiết có thực sự là do sóng biển ven bờ tạo ra hay đó là một thành tạo do gió, thậm trí do sơng như một vài ý kiến đã từng trao đổi. Điều này phải trở lại với nguyên lý cơ bản về quá trình thành tạo tổ hợp cộng sinh tướng đê cát ven bờ là lagoon. Đê cát ven bờ và lagoon là “hai đứa con sinh đôi” của một pha biển tiến, là tổ hợp cộng sinh đặc thù của ven biển miền Trung Việt Nam, nơi có cấu tạo địa chất độc đáo và một địa hình bờ biển trực diện với hướng gió bốn mùa. Biển Đơng có năng lượng sóng lớn và thường xuyên có sóng bão vừa là yếu tố phá hủy bờ chọn lọc vật liệu, vừa có yếu tố chuyển tải cát theo phương thức dồn đẩy từ đáy biển áp sát vào bờ khi biển dâng để rồi tạo nên những cơng trình đê cát khổng lồ có tính đột phá gối trên các gờ nâng kiến tạo có vai trị như bẫy chắn cát. Các đê cát phát triển cả chiều rộng và chiều cao vươn lên theo mực biển dâng. Đồng thời các lagoon ở phía trong được hình thành và liên thơng với biển qua một cửa lạch thốt triều hiện trở thành một dịng sơng chảy dọc đê cát trước khi đổ vào biển như sông Lũy đổ vào Phan Rí Cửa, sơng Lịng Sơng đổ vào Vĩnh Hảo, sơng Mương Mán đổ vào vịnh Phan Thiết... Trong q trình tiến hóa một số lạch triều bị chết, lagoon đoạn tuyệt với biển như Bàu Trắng. Tổ hợp cộng sinh tướng đê cát – lagoon có thể được minh họa bằng hay mặt cắt tiêu biểu:

a. Mặt cắt ở Mương Mán (xem hình III.2):

- Đê cát nam Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) rộng từ 5-10km, cao 100m gối trên một cấu trúc nổi cao kiểu phân bậc do nâng khối tảng. Ở đây thấy rõ 3 thế hệ đê cát chồng phủ lên nhau có tuổi từ Q11

- Lagoon Văn Lâm – Mương Mán hiện là một đồng bằng có trầm tích Đệ từ mỏng lót đáy đồng bằng thành phần bao gồm cuội sạn tướng aluvi-proluvi bị phủ bởi trầm tích cát bột sét vũng vịnh.

b. Mặt cắt ở Sơng Lũy (xem hình III.1):

- Hai đê cát ven bờ tạo nên một đới đê cát rộng từ 10-20km chạy từ Lương Sơn qua Bàu Trắng đến Thiện Ái, cao 120m kể cả phần cát đụn do gió là cao tới 160m.

- Phía Tây là lagoon “Sơng Lũy” nay được lấp đầy trầm tích cuội sạn (tập dưới) tuổi N2-Q11 và cát bột sét tập trên của Pleistocen muộn đến Holocen, Sông Lũy là điển hình của lạch thốt triều tàn dư

Giữa hai đê cát lớn là một lagoon (Bàu Trắng) phát triển từ Q11

đến Q13b . Sau đó lagoon bị lấp cạn và đoạn tuyệt với biển rồi dần dần biến thành một hồ nước ngọt tương tự Bàu Tró ở Đồng Hới, Quảng Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực phan thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)