Khu vực nghiên cứu nằm ở đông bắc miền võng Hà Nội và chiếm một phần nhỏ thuộc đầu mút phía tây bắc của bồn trũng sơng Hồng. Bởi vậy các đặc điểm kiến tạo của khu vực hoàn toàn gắn liền với miền võng Hà Nội và được xem là một bộ phận cấu thành của chúng. Về phương diện cấu trúc võng Hà Nội là phần tiếp tục của võng Sơng Hồng kéo dài về phía nội địa. Đây là kiểu kiến trúc đặc trưng cho một vùng bờ biển có chế độ kiến tạo khơng bình ổn. Tính chất khơng bình ổn phần nào được thể hiện rõ trong
q trình thành tạo trầm tích của miền võng Hà Nội nói chung và của khu vực nghiên cứu nói riêng.
Hoạt động tách giãn và xơ đẩy tạo núi Hymalaya vào Miocen đã làm thay đổi bình đồ kiến trúc trước đó. Trong giai đoạn này các đứt gãy TB và BTB tiếp tục hoạt động kèm theo là sự hình thành các địa hào. Sụt lún trong Miocen sớm kéo theo đợt biển tiến tương đương với đợt biển tiến Đông Nam Á lần thứ 3 kèm theo là sự hình thành các địa hào và tạo nên các tầng trầm tích tướng ven biển.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các đứt gãy: sơng Hồng, sơng Chảy, Thái Bình và hệ hoạt động kiến tạo hiện đại, khu vực từ Cửa Ba Lạt xuống hết huyện hải Hậu nằm trọn trong khu vực hạ mạnh của cấu trúc địa hình trên tồn châu thổ sơng Hồng, ven biển chịu ảnh hưởng kiến tạo nâng nhẹ (Hình 2).
+ Khối nâng ven bờ Hải Hậu. Khối nâng nằm cách bờ khoảng 15 đến 24 km, chạy theo hướng ĐB – TN với chiều rộng chừng 15 km. Khối nâng được hình thành trong Holocene. Trên bề mặt khơng có trầm tích Holocene. Bề mặt được cấu tạo từ sét loang lổ và kết von laterit là sản phẩm phong hóa của hệ tầng Vĩnh Phúc. Một vài chỗ trên bề mặt tích tụ ít cát và vụn sinh vật Khối được khống chế bới hai đứt gẫy thuận
+ Khối sụt mạnh trong Pleistocen muộn, phần muộn-Holocen:Khối Xuân Thủy- Hải Hậu được giới hạn bởi đứt gẫy Sông Chảy ở đông bắc, đứt gẫy Sông Hồng ở tây nam, đứt gẫy Ninh Bình – Kiến An ở tây bắc và đứt gãy ngồi khơi ở đơng nam. Chiếu rộng của khối được mở rộng về đông nam. Trong tân kiến tạo, vận động nâng là chủ yếu. Trong Holocene vận động nâng được thay bằng vận động hạ. Bề dầy trầm tích đạt từ 40-70m. Bề mặt đáy Holocene nghiêng về phía đơng bắc.
+ Khối sụt yếu: Khối Ba Lạt được giới hạn bởi các đứt gẫy: Sông Chảy ở tây nam, Vĩnh ninh ở đông bắc, Ninh Bình – Kiến An ở tây bắc và đứt gãy ngồi khơi ở đơng nam. Khối phát triển kế thừa trên khối sụt trong tân kiến tạo. Khối sụt Ba lạt có bề dầy trầm tích đạt từ 20- 35m. Bề mặt đáy Holocene nghiêng về tây nam.