CHƢƠNG 3. PHÂN VÙNG NGUY CƠ SỤT ĐẤT KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
3.1 Hiện trạng và đặc điểm tai biến sụt đất
Trong quá trình điều tra hiện trạng sụt đất, đề tài đã được nhân dân cung cấp thông tin về hiện tượng sụt quy mô lớn xẩy ra tại thôn Trung Sơn phường Cẩm Sơn khoảng năm 1968. Vị trí hố sập cách khu nghĩa trang Trung Sơn về phía Tây khoảng 70m. Theo mơ tả, hố sụt có dạng kéo dài, chiều dài trên 10m, chiều sâu ngập cả cây nhãn lớn. Hố sụt hiện được dùng làm ao nhà dân, khơng có biểu hiện tương tự như những hố sụt gần đây . Đây có nhiều khả năng là vết tích của hiện tượng sập hang động trong nền đá vôi nằm sâu phía dưới. Lân cận hố sụt này trong các năm gần đây liên tiếp xẩy ra hiện tượng sụt đất.
Hiện tượng tai biến sụt đất xảy ra trên địa bàn thành phố được biết đến rõ nhất là vào năm 2013 thông qua các phương tiện thông tin do mức độ phổ biến và thiệt hại về kinh tế và tinh thần của dân địa phương. Tuy nhiên, các thông tin thu thập trực tiếp trên thực địa và từ các báo cáo của UBND thành phố Cẩm Phả hiện tượng sụt đất đã xuất hiện rải rác nhiều năm trước đây. Vụ sụt đất được ghi nhận đầu tiên xảy ra trên địa bàn là vào năm 1998 tại khu vực phường Cẩm Phú. Theo “Báo cáo kết quả khảo sát, đo đạc các điểm sụt đất ở phường Cẩm Phú và giải pháp xử lý tại hai điểm sụt” của UBND Thị xã Cẩm Phả (nay là TP. Cẩm Phả) ngày 24/12/1998 có ghi nhận 04 hố sụt thuộc tổ 118 khu 8 và 02 hố sụt thuộc tổ 17. Tiếp đến vào năm 2007, trên đoạn đường QL18 đoạn chân cầu vượt đi từ phường Cẩm Sơn sang phường Cẩm Phú xuất hiện 01 hố sụt. Bắt đầu từ năm 2013 tới 2014, hiện tượng sụt đất xảy ra bùng phát chủ yếu tập trung thành từng cụm như khu Hải Sơn 1, khu Tây Nam Đá Mài, khu Thủy Sơn bên cạnh một số hố sụt xuất hiện rải rác, đơn lẻ trên khu vực.
Bảng 3.1: Tổng hợp thời gian xảy ra các hố sụt tại khu vực thành phố Cẩm Phả
Thời gian Số hố sụt Địa điểm
Năm 1998 2 Tổ 118 khu 8 , phường Cẩm Phú
Năm 1998 2 Tổ 17, phường Cẩm Phú
Năm 2007 1 Chân cầu vượt QL18, phường Cẩm Sơn
Năm 2010 2 Khu Thủy Sơn, phường Cẩm Sơn
Năm 2012 9 Khu TT Đá mài, phường Cẩm Sơn
Năm 2013 7 Thủy Sơn , phường Cẩm Sơn
Năm 2013 3 Phố Trần Phú, phường Cẩm Tây
Năm 2013 7 Hải Sơn 1, phường Cẩm Đông
Năm 2013 1 Nghĩa trang phường Cẩm Đông
Năm 2013 1 Đường lên mỏ, phường Cẩm Đông
Năm 2014 2 Chợ Bái Tử Long, phường Cẩm Sơn
Năm 2014 1 Phường Cẩm Phú
Năm 2014 7 Khu Thủy Sơn, phường Cẩm Sơn
Về hình thái các hố sụt đều có dạng gần trịn hoặc đẳng thước với kích thước trên bề mặt dao động phổ biến từ 2-3 m. Thể tích vật liệu san lấp hố sụt dao động từ 1,5 m3 tới 10m3, cá biệt ở khu Hải Sơn 1 có 01 hố sụt (nhà ông Bùi Bá Thành) có đường kính tới 5m và cần 20m3 đất đá khi san lấp. Khối lượng san lấp hố sụt tại Cẩm Phú (xảy ra lúc 17h ngày 21/5/2014) cũng đạt 20 m3 đất đá. Vật liệu dưới hố sụt là đất mềm nhão, dưới hố sụt ln có nước với mực nước dưới đất xuất hiện ngay dưới bề mặt sụt đất khoảng 1 m.
Về độ sâu các hố sụt, trung bình độ sâu các hố sụt 1-3m, nhưng có hố sụt có độ sâu lớn như ở phường Cẩm Phú đạt tới 8,5m (đo bằng dây rọi – quả tạ) (ảnh 3.1)
Ảnh 3.1: Hố sụt tại Cẩm Phú xảy ra ngày 21/5/2014, độ sâu đạt 8,5m. (Ảnh: Đề tài 105/ĐXPS.01/2014)
Đặc điểm nổi bật về diễn biến được ghi nhận ở các hố sụt tại khu vực Cẩm Phả là các hố sụt xảy ra đột ngột tức thì trong khoảng thời gian ngắn. Khi xảy ra hố sụt, đồ đạc, vật dụng trên bề mặt bị cuốn đi theo hình xốy ốc và biến mất theo miệng hố sụt. Thông tin phỏng vấn, mô tả tại địa phương cho thấy trước khi xảy ra sụt, ngay tại vị trí sụt bề mặt đất khơng có biểu hiện lún hay dấu hiệu báo trước rõ ràng, chỉ một vài hộ gia đình quan sát thấy tường nhà có biểu hiện của nứt tường nhà trước đó.
Tại một số hố sụt, diễn biến sụt đất xuất hiện theo giai đoạn và với kích thước mở rộng hơn; một số hố sụt khác (ví dụ hố sụt nhà ơng Bùi Bá Thành khu Hải Sơn 1; hố sụt trước số 65 phố Trần Phú; hố sụt ở khu vực Thủy Sơn, hố sụt gần UBND phường Cẩm Phú) sau khi được san san lấp không ổn định mà lại tiếp tục sụt thêm một lần nữa nằm trong miệng hố sụt trước đó. Thậm chí, một số hố sụt xuất hiện tuy với kích thước nhỏ (ví dụ hố sụt đường lên mỏ), hố sụt khu vực Thủy Sơn đã được san lấp
nhưng không ổn định mà vẫn thường xuyên bị lún chậm; cư dân vẫn tiếp tục phải đổ vật liệu san lấp định kỳ.
Trong phạm vi thành phố Cẩm Phả, hiện tượng sụt đất được ghi nhận xuất hiện vào các năm 1998, năm 2007, năm 2010 và xảy ra bùng phát vào 03 năm gần đây (từ năm 2012 tới nay). Số lượng các hố sụt cũng tăng lên đáng kể, đỉnh điểm là năm 2013 xuất hiện 19 hố sụt đất và ảnh hưởng tới hàng loạt nhà dân.
Ngoài ra, khảo sát chi tiết thu thập thông tin xuất hiện các hố sụt theo tháng trên phạm vi toàn thành phố Cẩm Phả cho thấy hầu hết các hố sụt xuất hiện vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (hình 3.2), trong đó đỉnh điểm xuất hiện là tháng 7 (tới 13 hố sụt), sau đó là tháng 8 (7 hố sụt). Đây cũng là thời điểm trùng với mùa mưa hàng năm tại vùng khảo sát.
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện thời điểm xảy ra sụt đất theo tháng trên địa bàn Tp. Cẩm Phả
Xét về khơng gian hành chính, 4/16 phường xã tại thành phố Cẩm Phả có xảy ra hiện tượng sụt đất, đó là các phường Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú và Cẩm Tây. Tại phường Cẩm Đông, xuất hiện cụm hố sụt gần tượng đài 12/11 và cụm hố sụt Hải Sơn 1. Phường Cẩm Sơn xuất hiện cụm hố sụt Tây nam Đá mài (gồm khu TT Đá mài và hố sụt ở nghĩa trang Trung Sơn trước chùa Phả Thiên) và cụm hố sụt khu vực Thủy Sơn.
Như vậy, về mặt không gian nếu lấy UBND thành phố Cẩm Phả làm trung tâm, từ UB thành phố tới ngã 3 Cọc Sáu (theo hướng đi Cửa Ông) xuất hiện các hố sụt; từ UB thành phố tới đèo Bụt (theo hướng đi Hịn Gai ) khơng ghi nhận được thông tin về hiện tượng tai biến sụt đất. Bản đồ hiện trạng sụt đất toàn vùng Cẩm Phả được thể hiện trong hình 3.3.
Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng sụt đất Thành phố Cẩm Phả (Thu nhỏ từ tỷ lệ 1/25.000). Nguồn: Đề tài 105/ĐXPS.01/2014)
Tại khu vực Cẩm Đông, cụm hố sụt gồm 3 hố sụt xuất hiện vào giữa năm 2013 và hiện đã được lấp xử lý (Hình 3.4 và 3.5). Tổng hợp thông tin thu thập khảo sát hiện trạng cụm hố sụt này thể hiện trong trong bảng 3.1.
Bảng 3.2:Tổng hợp kết quả khảo sát, thu thập hiện trạng hố sụt khu vực Cẩm Đơng TT Vị trí Thời giản xảy ra Kích thƣớc (m) Hình dáng thiệt hại Mức độ Dài Rộng Sâu
1 Trên mặt đường Lý Bôn,
cạnh số nhà 61 6/2013 0.6 0.6 1.3 Miệng hố sụt tròn; vách hố sụt thẳng đứng Làm sụt đường đi, hiện tại đã được trám bê tông 2 Trên mặt đường 12 tháng 11, đối diện số nhà 36 6/2013 1.0 1.0 > 1 3 Trên mặt đường Trần Phú, đối diện số nhà 65 7- 8/2013 0.5 0.5 > 1 Hình 3.4: Vị trí hố sụt đã được san lấp trên đường 12/11, cạnh quảng trường.
Hình 3.5: Dấu vết hố sụt đã được san lấp
Vào mùa mưa năm 2012 đến năm 2013 tại khu tập thể công nhân Tây Nam Đá Mài liên tiếp xuất hiện sụt đất. Các hố có dạng hình trịn tương đối đẳng thước với diện tích bề mặt thay đổi từ 2m2 đến gần 30m2. Tất cả các hố sụt đều có nước với mực nước tĩnh rất cao, chỉ cách bề mặt đất khoảng 50 cm. Khi xảy ra sụt các vật liệu trên bề mặt
bị cuốn trơi hình xốy ốc. Ngay sau khi xảy ra vụ sập đầu tiên, 19 hộ gia đình trong khu tập thể này được sơ tán.
Tháng 7 năm 2013, tại nghĩa trang cọc 3-khu Trung Sơn 1 xuất hiện đột ngột một hố sụt làm mất 4 ngôi mộ. Theo mơ tả hố sụt có dạng khá đẳng thước (3m x 2,5 m), sâu khoảng 6 m tạo thành đứng như giếng; trong hố sụt có nước với mực nước cách mặt đất 1,5m. Hiện hố sụt này đã được đổ cát san lấp và không tiếp tục xuất hiện sụt.
Vào đầu tháng 5 năm 2014, khu đô thị Quảng Hồng, gần biển hiệu trung tâm thương mại Bái Tử Long xuất hiện 2 hố sụt. Hố sụt đầu tiên xuất hiện ngay sát cửa hàng máy tính Phong Nhã với kích thước bề mặt 3 m x 3m, sâu 1m, khơng có nước. Hố sụt thứ hai xuất hiện cách hố sụt đầu khoảng 20 m theo phương TB, gần đường tàu trên QL 18; hố sụt này rộng 2,5 m có dạng hàm ếch và khơng có nước. Hiện cả hai hố sụt này đã được san lấp.
Tổng hợp thông tin thu thập khảo sát hiện trạng các hố sụt khu vực Quảng Hồng thể hiện trong trong bảng 3.2.
Bảng 3.3: Bảng thống kê các hố sụt xảy ra ở khu vực Quảng Hồng
TT Địa chỉ Thời gian xảy ra Kích thƣớc (m)
Dài Rộng Sâu
1 Khu tây nam Đá Mài Mùa mưa 2012, kéo dài đến 2013 7.0 4.0 1.4 2 Khu tây nam Đá Mài Mùa mưa 2012, kéo dài đến 2013 2.0 1.0 1.0 3 Khu tây nam Đá Mài Mùa mưa 2012, kéo dài đến 2013 4.0 4.0 1.2 4 Khu tây nam Đá Mài Mùa mưa 2012, kéo dài đến 2013 6.0 4.0 1.2 5 Khu tây nam Đá Mài Mùa mưa 2012, kéo dài đến 2013 4.0 3.0 1.2 6 Khu tây nam Đá Mài Mùa mưa 2012, kéo dài đến 2013 3.0 2.0 0.8
7 Khu tây nam Đá Mài Mùa mưa 2012, kéo dài đến 2013 3.0 3.0 1.0 8 Khu tây nam Đá Mài Mùa mưa 2012, kéo dài đến 2013 2.0 1.0 1.0 9 Khu tây nam Đá Mài Mùa mưa 2012, kéo dài đến 2013 3.0 2.0 1.0
10 Cổng vào Khu dân cư
Quảng Hồng Tháng 3 - 2014 3.9 2.5 1.1
11
Khu dân cư Quảng Hồng, phía sau tịa nhà máy tính Phong Nhã khoảng 3m
Tháng 3 - 2014 5.0 4.5 2.0
12
Nghĩa trang Trung Sơn, Trung Sơn 1, Cẩm Sơn
Tháng 7-2013 3.1 2.4 6.0
Hình 3.6: Hiện trạng các hố sụt tại khu Tây Nam Đá Mài
Vào tháng 7 năm 2014, tại khu vực Thủy Sơn, phường Cẩm Sơn xuất hiện đồng loạt 05 hố sụt ở khu vực Thủy Sơn gây hoang mang, lo lắng cho dân địa phương.
Hiện tượng sụt đất tại khu vực Thủy Sơn xảy ra liên tiếp trong các năm 2010, 2013 và 2014 với tổng số 16 hố sụt .
Vụ sụt đầu tiên được ghi nhận xảy ra từ năm 2010 trong sân nhà ông Nguyễn Văn Hải và hố sụt nhà Ông Nguyễn Văn Minh. Hố sụt có hình dạng trên mặt đẳng thước, khích thước bề mặt chỉ khoảng 1 m2; sâu 1m. Đến mùa mưa năm 2013 xảy ra đồng loạt 05 hố sụt khu Thủy Sơn. Hố sụt lớn nhất là ở ngay ngã tư đường vào khu Thủy Sơn. Hố sụt này làm toàn bộ khu ngã tư đường và sân nhà ông Sơn, ông Lãng, một dãy nhà trọ nhà bà Xuân bị tụt xuống hố sụt. Diện tích ảnh hưởng của hố sụt này rộng tới hơn 150 m2. Sau khi được san lấp lấy lại mặt đường đi lại, khơng có dấu hiện sụt lún thêm. Cách hố sụt này khoảng vài mét đi về hướng Đơng, trên đường ra suối Hóa chất xuất hiện một hố sụt nhỏ (1m x 1m) đã san lấp nhưng vẫn tiếp tục bị lún, dân địa phương vẫn phải đổ vật liệu san lấp định kỳ.
Bảng 3.4: Tổng hợp thông tin về hiện trạng sụt đất khu vực Thủy Sơn
TT Địa chỉ Thời gian
xảy ra
Kích thƣớc (m)
Dài Rộng Sâu 1 Nguyễn Văn Hải, khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn Tháng 6-2010 1.0 1.0 1.0 2 Nguyễn Văn Minh, khu Thủy Sơn, phường Cẩm Sơn 2010 1.0 1.0 1.0 3 Trần Hồng Tó, khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn Tháng 7-2013 8.0 3.0 >3 4 Lưu Đường Sơn- Bà Xuân- Ông Lãng khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn Tháng 7-2013 15.0 10.0 >7 5 Trần Thanh Huyến, khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn Tháng 7-2013 1.0 1.0 >1 6 Lương Đăng Thức, khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn Tháng 7-2013 3.0 3.0 >1 7 Nguyễn Văn Thế, khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn Tháng 7-2013 1.0 1.0 >1 8 Khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn 3h, 29/7/2014 4.0 3.0 3.0
9 Khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn 3h, 29/7/2014 1.7 1.7 1.2 10 Khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn 3h, 29/7/2014 1.7 1.2 0.9 11 Khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn 3h, 29/7/2014 2.0 1.5 1.5 12 Khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn 3h, 29/7/2014 1.8 1.2 1.2 13 Khu Thủy Sơn p.Cẩm Sơn 3h, 29/7/2014 1.0 1.0 1.0 14 Khu Thủy Sơn, p.Cẩm Sơn 3h, 29/7/2014 2.0 2.0 1.8
Gần đây nhất, vào ngày 22/10/2017, xảy ra sụt đất trên đường 18 thuộc phường Cẩm Sơn, gần đối diện với công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài. Hố sụt có đường kính miệng hố khoảng 2m2, sâu gần 2m, bên trong lịng hố rỗng với diện tích khoảng 15m2.
Ngay sau đó, lãnh đạo phường Cẩm Sơn cùng các đơn vị thi công đã đổ đất san lấp, làm lại mặt đường để đảm bảo an tồn cho các phương tiên lưu thơng.
Kết luận về đặc điểm, hiện trạng tai biến sụt đất khu vực ven biển Tp.Cẩm Phả
Hiện tượng sụt đất tại Cẩm Phả được ghi nhận đã xuất hiện rải rác trong thời gian dài (từ năm 1998, 2007, 2010) và bùng phát từ 2012 tới nay. Số lượng các hố sụt xuất hiện trên địa bàn cũng tăng lên đáng kể theo thời gian, đỉnh điểm tới 19 hố sụt xuất hiện trong năm 2013. Hầu hết các hố sụt xuất hiện vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, trong đó tháng 7 là thời điểm xuất hiện nhiều hố sụt nhất (tới 20 hố sụt).
Tai biến sụt đất xuất hiện trong phạm vi từ UB thành phố tới ngã 3 Cọc Sáu cụ thể là tập trung ở khu vực giáp ranh giữa Núi Nhện (phía Bắc) và biển (phía Nam). Đây cũng chính là khu vực bằng phẳng, tập trung dân cư và có khoảng cách ra tới biển ngắn nhất so với khu vực dân cư khác. Các hố sụt có xu thế tập trung trong hoặc rất gần các nón phóng vật đồng thời cịn có xu thế phân bố theo phương Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam.
Diễn biến được ghi nhận ở các hố sụt tại khu vực Cẩm Phả là các hố sụt xảy ra đột ngột tức thì trong khoảng thời gian ngắn. Trước khi xảy ra sụt đất, trên bề mặt đất khơng có biểu hiện lún hay dấu hiệu báo trước rõ ràng, chỉ một vài hộ gia đình quan sát thấy tường nhà có biểu hiện của nứt tường nhà trước đó.
Về hình thái các hố sụt ở đây, trên mặt đất, đều có dạng hình trịn khá đẳng thước, kích thước các hố sụt dao động từ 1-3 m x 1-4 m; vách hố sụt thẳng đứng, một số hố sụt mới xảy ra quan sát rõ có dạng phễu hoặc dạng hàm ếch. Dạng hàm ếch liên quan chủ yếu với độ rắn chắc của lớp đất mặt hoặc lớp đất nền sân, nền đường. Vật liệu dưới hố sụt thường là đất mềm nhão,dưới hố sụt ln có nước với mực nước tĩnh từ 0,5 m – 1,5 m. Trong thời gian 2-3 tiếng hoặc dài hơn, một vài hố sụt mở rộng về một phía và có dạng sụt kéo dài như ở Thủy Sơn hoặc Đá Mài.
Về chiều sâu hố sụt, đáy hố nhìn thấy sâu khoảng 1-3m tính từ mặt đất. Tuy nhiên đáy hố thường là bùn lỏng hình thành sau khi sụt. Nhiều vật dụng nặng như xe
máy, tivi… đều bị cuốn chìm xuống sâu hơn. Khi dùng các cây sào dài ấn xuống sẽ gặp