Nhà căn hộ 1 tầng kiên cố không khép kín

Một phần của tài liệu Luận văn: Những nhân tố tác động đến đói nghèo ở Việt Nam hiện nay. pptx (Trang 47 - 48)

- Chi khôngphải ăn uống

5. Nhà căn hộ 1 tầng kiên cố không khép kín

kiên cố không khép kín 6,94 10,07 19,82 20,81 24,50 24,85 21,70 78,30 6. Nhà bán kiên cố 59,18 17,75 20,19 21,27 22,38 18,11 17,49 82,51 7. Nhà tạm khác 29,91 33,51 23,79 21,51 11,20 6,98 11,64 88,36 Nguồn: TCTK: VLSS 1998

Theo các số liệu điều tra ở trên ta thấy tỷ lệ hộ nghèo chủ yếu ở nhà bán kiên cố, nhà tạm vẫn còn cao (33,51 nhà tạm và 17,75 nhà bán kiên cố). Và hầu hết các hộ ở nông thôn hiện còn ở nhà bán kiên cố, nhà tạm. Qua đây ta thấy được bức tranh khái quát cuộc sống khó khăn, túng thiếu của họ. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho họ phải sống trong cảnh lam lũ, bần cùng, cơ hàn và nghèo đói.

Ngoài ra mức độ tiếp cận của các thành viên trong hộ với các loại tài sản cũng có tác động đáng kể đến tình trạng nghèo đói của bản thân họ.

Biểu 2.17: Giá trị tài sản bình quân theo đầu người Đơn vị tính: 1000đ/người

Trị giá các loại tài sản Không nghèo Đói Nghèo Chung

1. Radio- Cassette 4,84 2,98 37,82 3,75

2. Tivi 7,78 1,68 3,88 4,08

3. Xe máy 3,2 1,50 2,32 2,3

4. Xe đạp 44,35 22,32 33,56 31,68

5. Bình bơm thuốc trừ sâu 2,48 2,34 0,99 1,16

6. Xe bò 8,18 4,68 8,40 6,58

7. Máy bơm nước 2,48 0,02 1,35 1,19

8. Nhà ở 736,03 373,13 560,93 527,84

9. Trâu 57,22 33,03 42,70 42,74

10. Bò 128,56 109,25 114,22 116,42

Nguồn: Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình “Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam” trang 176, NXB Nông nghiệp 2201.

Ta thấy chính giá trị bình quân của các tài sản, vận dụng phản ánh mức sống chung của các hộ. Đặc biệt là các hộ đói việc tiếp cận với các loại tài sản còn rất nhiều hạn chế. Ví dụ bình quân mỗi người trong hộ đói chỉ có 1500

đồng so với mỗi cái xe trị giá vài chục triệu để thấy khoảng cách của họ đến các phương tiện đi lại đắt tiền này còn xa vời, không biết trong đời có đạt được không. Qua đây ta thấy chính sự thiếu thốn các loại tài sản trên làm cho việc đi lại, nuôi trồng, sản xuất gặp nhiều khó khăn, là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nghèo đói ở nhiều nơi.

2.3.3. Các nhân tố xã hội

• Nhóm nhân tố giáo dục

Người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không có kinh nghiệm làm ăn, cho nên không có được các giải pháp để tự thoát nghèo. Dân trí thấp, tự ti, kém năng động, lại không đợc hướng dẫn cách thức làm ăn, đây là nguyên nhân làm cho nhiều hộ rơi vào cảnh đói nghèo triền miên, đặc biệt là các hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc miền núi, ít người.

Thực tế đã chứng minh, các hộ nghèo đói thì chủ hộ thường có học vấn thấp. Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ học vấn tăng lên. Bảng 2.18 sẽ minh chứng rõ thêm điều này.

Bảng 2.18: Trình độ học vấn của các hộ Đơn vị (%) Chung Các nhóm hộ 1 (rất nghèo) 2 3 4 5 (rất giàu) Chung 100 19,98 20,00 20,01 20,01 20,00

Một phần của tài liệu Luận văn: Những nhân tố tác động đến đói nghèo ở Việt Nam hiện nay. pptx (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w