2.1 .CƠ SỞ LỰA CHỌN MƠ HÌNH
2.3. XỬ LÝ, TÍNH TỐN
Phương pháp xử lý tính tốn mơ hình Migration là q trình biến đổi trường sóng ghi trên bề mặt thành hình ảnh chiều sâu thực của các yếu tố phản xạ trên lát cắt. Đây là bước xử lý quan trọng trong mỗi chu trình xử lý nhằm làm cho các lát cắt sau khi cộng sóng phản ảnh tốt nhất lát cắt địa chất dọc theo tuyến đo.
( 2 . i i t v Y (24)
SP1 Chiều sâu SP1 Mức chuẩn ∆ Dịch chuyển Hình 2.4. Hình ảnh dịch chuyển Migration
Các tín hiệu ghi được trên bề mặt mang các thông tin về các yếu tố phản xạ trong môi trường địa chất ở bên dưới, nhưng những thơng tin đó thường bị sai lệch bởi các yếu tố khác nhau qua quá trình truyền sóng trong mơi trường.
Các sai lệch về vị trí và hình ảnh thực của các yếu tố phản xạ thường xảy ra như xuất hiện các đường cong tán xạ tại các đứt gãy hoặc đới vát nhọn, sự sai lệch vị trí và độ nghiêng ở các sườn nghiêng của nếp lồi, nếp lõm... Quá trình dịch chuyển
Migration cố gắng khắc phục những ảnh hưởng sai lệch này đưa hình ảnh trường sóng ghi được trên bề mặt phản ảnh đúng vị trí thực của các yếu tố phản xạ.
Dịch chuyển Migration không những đưa các yếu tố phản xạ về vị trí thực, mà cịn có tác dụng tích lũy tín hiệu và cũng là một bộ lọc nhiều mạch. Trong điều kiện
địa chất phức tạp, quy luật vận tốc biến đổi nhanh theo chiều ngang và chiều đứng,
việc lựa chọn phương pháp dịch chuyển đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mặt cắt địa chất.
Dịch chuyển KIRCHHOFF
Dịch chuyển Kirchhoff còn gọi là dịch chuyển cộng tán xạ. Cơ sở của phương pháp dịch chuyển Kirchhoff dựa theo nguyên lý Huyghen-Fresnel được mô tả bởi phương trình Kirchhoff, khi đó có thể xem mặt phản xạ như tập hợp các điểm tán xạ. Theo nguyên lý Huyghen, mỗi điểm bất đồng nhất trong môi trường khi có sóng tới
đập váo có thể coi như một nguồn tán xạ và trường sóng ghi được trên mặt được biểu
diễn trên lát cắt dưới dạng hypepol. Sóng truyền trong mơi trường khơng đồng nhất có thể xem như cộng chồng của các sóng tán xạ xuất hiện từ tập hợp các điểm của
đối tượng khi sóng tới đập vào chúng. Dịch chuyển Kirchhoff tiến hành cộng năng
lượng dọc theo đường cong tán xạ và tập trung vào điểm tán xạ nằm tại đỉnh của
hypebol.
Dịch chuyển sau cộng sóng
Sau khi hiệu chỉnh động và cộng sóng, lát cắt thực chất là tập hợp các mạch
tổng có điểm thu và phát trùng nhau, có nghĩa là khoảng cách phát và thu bằng khơng. Khi đó nếu mỗi điểm trong mơi trường được coi như một nguồn tán xạ thì trường
sóng tán xạ được thể hiện trên lát cắt là các hypebol có đỉnh tại điểm tán xạ đó. Tập hợp các điểm tán xạ trên mặt ranh giới trong lát cắt sẽ cho ta hình ảnh các mặt phản xạ.
Quan điểm của dịch chuyển là xác định đường cong tán xạ cho mỗi độ sâu và chuyển nó trong lát cắt cho đến khi từng đoạn của mặt phản xạ tiếp xúc với một trong số các đường cong, trên lát cắt tương ứng đã dịch chuyển, mặt phản xạ được định vị tại đỉnh của đường cong tán xạ tiếp tuyến với mặt sóng đi qua điểm tiếp xúc của mặt phản xạ và đường cong tán xạ. Nguyên tắc này cũng được áp dụng tương tự khi tốc
độ có sự thay đổi tuy nhiên thể hiện trên lát cắt thời gian hơn là lát cắt chiều sâu.
Trên cơ sở nguyên lý Huyghen, khi sóng tới một điểm bất đồng nhất có kích
thước nhỏ so với bước sóng thì có thể coi đó là một nguồn thứ sinh và trên lát cắt sẽ quan sát được trục đồng pha của sóng tán xạ có dạng hypebol. Dịch chuyển Kirchhoff được thực hiện bằng phép ghép cộng các dao động dọc theo hypebol của sóng tán xạ.