2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: đất nông nghiệp.
- Phạm vi: địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội. 2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh, Hà Nội
Thu thập và đánh giá số liệu, tài liệu và kết quả nghiên cứu hiện có, gồm:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, thủy văn.
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: cơ cấu kinh tế, dân số, đời sống, giáo dục, thông tin tuyên truyền, hoạt động VHVN – TDTT; y tế, cơ sở hạ tầng.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện.
- Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
+ Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
+ Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
2.2.3. Đặc điểm tài nguyên đất huyện Đông Anh
- Phân loại đất.
- Đặc điểm các nhóm, loại đất và hướng sử dụng. - Đặc điểm các đơn vị đất đai huyện Đông Anh.
2.2.4. Phân loại, phân hạng thích nghi đất đai trên địa bàn huyện
- Các cấp phân vị và phương pháp xác định mức độ thích nghi đất đai huyện Đơng Anh.
- Các loại hình sử dụng đất chính dùng để đánh giá. - Kết quả phân hạng thích nghi đất đai.
- Tổng hợp diện tích đất đai thích nghi đối với các loại hình sử dụng đất.
2.2.5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Đông Anh hướng tới phát triển bền vững.
- Định hướng các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Đông Anh.
+ Quan điểm sử dụng đất.
+ Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
- Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm phát triển kinh tế xã hội theo phương hướng phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Huyện .
- Đề xuất sử dụng đất huyện Đông Anh.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. 2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp: thu thập các tài liệu, số liệu có sẵn liên quan đến nội dung nghiên cứu tại Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nông nghiệp … tiến hành điều tra bổ sung thực địa để điều chỉnh cho phù hợp.
- Thu thập thông tin sơ cấp: thông qua việc tiến hành điều tra các nông hộ bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn.
2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Từ các số liệu đã thu thập được qua thống kê, phiếu điều tra, tiến hành tổng hợp, phân tích theo nhiều nội dung khác nhau bằng ứng dụng Excel để tính tốn, xử lý số liệu, xây dựng bảng biểu trong báo cáo.
2.3.3. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan
Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương
có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu của đề tài.
2.3.4. Phương pháp phân tích, so sánh
Từ các số liệu, tài liệu thu thập được qua thồng kê, điều tra tiến hành phân tích thơng tin đó từ các nguồn khác nhau theo các tiêu thức đã lựa chọn để phân tích một số chỉ tiêu theo mục đích nghiên cứu. Dựa vào các tài liệu nghiên cứu, kết quả điều tra để so sánh, đề xuất hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, hướng tới sự bền vững của khu vực nghiên cứu.