Triết giảm độ mặn vào nhánh sông Trà Lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quá trình xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng bắc bộ (Trang 25 - 27)

Sông Trà Lý

cách biển từ 0-6 km cách biển từ 6-24km cách biển > 24km

S= 18‰. S = 0 - 18‰

giảm ΔS=2‰/km chỉ còn S < 1‰

Nhận xét chung:

- Ở các vùng cửa sông đồng bằng Bắc Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Dòng triều từ biển có độ mặn lớn chảy ngược vào sơng làm dịng chảy nước ngọt từ thượng lưu chảy xuống cửa sông bị nhiễm mặn. Đặc biệt trong thời kỳ mùa cạn do nước từ thượng nguồn sông chảy về nhỏ nên ảnh hưởng của thuỷ triều càng mạnh và sâu. Do vậy xâm nhập mặn cũng mạnh và sâu trong sông hơn.

- Quy luật biến đổi độ mặn ở vùng cửa sông hầu như giống quy luật biến đổi của thuỷ triều. Hàng ngày độ mặn lớn nhất cũng xuất hiện vào lúc đỉnh triều và độ

mặn nhỏ nhất cũng xuất hiện vào lúc chân triều. Hàng tháng độ mặn lớn nhất cũng xuất hiện vào lúc triều cường và các giá trị độ mặn nhỏ cũng xuất hiện vào thời kỳ triều kém.

- Những hoạt động điều tiết làm tăng lượng dòng chảy mùa cạn như (xây hồ, đập ở thượng lưu...) sẽ có tác dụng trực tiếp làm giảm đáng kể xâm nhập mặn.

- Việc khai thác sử dụng quá mức nguồn nước sông ở hạ lưu trong mùa cạn làm cho lượng nước sông chảy ra của sông bị giảm nhỏ, mực nước sông bị hạ thấp cũng có thể làm gia tăng xâm nhập mặn.

- Việc nạo vét vùng cửa sông cũng làm cho xâm nhập mặn tăng lên

- Việc xây dựng cống, đập, khoanh vùng nuôi trồng thủy sản ở các cửa sơng cũng có tác động đến xâm nhập mặn.

- Mức độ xâm nhập mặn tại các sông rất khác nhau, khoảng cách xâm nhập sâu vào trong sông ứng với mỗi mực nước triều cũng thay đổi khá rõ nét.

- Độ dài mặn lấn sâu vào trong sông bị đẩy lùi ra biển theo từng cấp mực nước, lưu lượng khác nhau tại Sơn Tây, thời gian duy trì lưu lượng thấp càng dài thì ảnh hưởng xâm nhập mặn càng lớn và càng sâu, việc thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn ở hạ lưu càng trầm trọng.

- Nguyên nhân khác nhau của khoảng cách xâm nhập mặn, ranh giới mặn, độ mặn trên các sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng nước thượng nguồn đổ ra cửa sông, tác động của con người trong việc khai thác trên các sơng, tình hình các cơng trình lấy nước trên sơng và địa hình đáy sơng.

1.3.10 Đánh giá tình hình xâm nhập mặn ứng với các cấp lưu lượng tại sơn tây

Theo kết quả đo đạc của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng Bằng Bắc bộ về quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng - Đáy, nếu điều tiết dịng chảy sơng Hồng với lưu lượng để dâng mực nước tại Hà Nội từ 2,50 m trở lên sẽ đảm bảo cho các vùng hạ du ven biển Đồng Bằng Bắc bộ lấy nước bình thường. Thực tế từ năm 2001 trở lại đây cho thấy mực nước trên sông Hồng tại Sơn Tây, Hà Nội từ tháng 12 đến tháng 5 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 đến 3,0 m. Điển hình mực nước sơng Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội đã xuống đến 0,10m

vào ngày 21/2/2010 trong thời đoạn ngắn, làm hạn chế năng lực các cống lấy nước tự chảy và các trạm bơm.

Dựa trên liệt số liệu lưu lượng tại Sơn Tây vào 3 tháng kiệt nhất của năm ít nước nhất (tháng 01 - 3 năm 2015) để phân cấp lưu lượng mùa kiệt với mực nước thấp nhất mùa kiệt 2015-2016 là 1.79m và cao nhất 5.80m . Lượng dòng chảy của ba tháng này chiếm dưới 10% lượng dòng chảy năm. Tháng kiệt nhất thường rơi vào tháng 02 hoặc tháng 3 với lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 1-3% dòng chảy năm. Từ chuỗi số liệu lưu lượng tháng 01, 02, 3 năm 2014, phân lưu lượng mùa kiệt tại Sơn Tây thành 5 cấp như sau tương đương vứi mực nước từ 1.70m - 3.80m: Cấp I =900m3/s; Cấp II =1100m3/s; Cấp III =1300m3/s; Cấp IV =1500m3/s; Cấp V =1700m3/s.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quá trình xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng bắc bộ (Trang 25 - 27)