Giá trị pH trước và sau ủ

Một phần của tài liệu Khoa môi trường – ĐHKHTN hà nội luận văn thạc sĩ khoa học (Trang 66 - 67)

Giá trị pH của các mẫu bùn tươi được đánh giá trước khi đưa vào bình ủ, theo đó, pH của bùn nhà máy xử lý nước thải thấp do sử dụng các hóa chất làm đơng tụ, keo tụ chất rắn lơ lửng trong nước thải đầu vào. Trong quá trình ủ, các chất hữu cơ được chuyển hóa theo ba pha tương ứng với các giai đoạn của phân hủy kỵ khí: pha phân hủy (giai đoạn thủy phân), pha acid (giai đoạn acid hóa) và pha kiềm (giai đoạn acetate hóa và metan hóa). Theo Ngơ Kế Sương (1981), pH ở từng giai đoạn trong ủ biogas có khác nhau, giai đoạn đầu trong pha acid, các vi sinh vật tạo thành acid làm giảm pH của bùn, sau đó các acid hữu cơ tiếp tục phân hủy ở pha kiềm, các vi sinh vật metan chuyển hóa các sản phẩm pha acid thành CH4và CO2. Chính phản ứng ở pha này làm cho pH của bùn thải đầu ra tăng lên như ghi nhận ở bảng trên. Theo đó, giá trị pH bùn NMXLNT Kim Liên sau ủ tăng từ 6,34 đến 7,01 (mẫu ủ 1) và 7,22 (mẫu ủ 2); pH của bùn hồ Ba Mẫu sau ủ tăng từ 7,59 đến 7,9 (mẫu ủ 3) và 8,15 (mẫu ủ 4). Mẫu bùn cống khu vực Nguyễn Trãi khơng có nhiều biến động, pH trước ủ 7,83 tăng lên 8,03 (mẫu ủ 5) và 8,16 (mẫu ủ 6). Sự tăng pH là dấu hiệu ghi nhận đầu tiên cho sự thành cơng của q trình ủ.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 pH trước 6.34 6.34 7.59 7.59 7.83 7.83 pH sau 7.01 7.22 7.9 8.15 8.03 8.16

3.2.3.2. Các giá trị dinh dưỡng của bùn sau ủ

Các giá trị dinh dưỡng của bùn được đánh giá ban đầu thông qua hàm lượng chất hữu cơ, tổng N và P. Các chỉ số này đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định xử lý bùn sau ủ như một loại phân bón có thể áp dụng vào nơng lâm nghiệp. Theo đó, lợi ích của tiêu hóa kỵ khí bùn thải sẽ tăng lên khi cung cấp cả nhiên liệu và phân bón, trong khi lựa chọn khác thường chỉ cung cấp được một giá trị ích lợi.

Một phần của tài liệu Khoa môi trường – ĐHKHTN hà nội luận văn thạc sĩ khoa học (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)