Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lƣợng pH 7,5 – 9,0 BOD mg/l 2000 COD mg/l 2500 TSS mg/l 3500 Độ màu Pt – Co 1000
1.2. Tình hình chung của thế giới và Việt nam về ơ nhiễm môi trƣờng do ngành sản xuất giấy gây ra
1.2.1. Đặc thù của ngành giấy thế giới và tình hình ơ nhiễm mơi trƣờng
Do xu hướng phát triển chung của nền kinh tế trên thế giới, dẫn tới mức tiêu thụ giấy cũng tăng, công nghiệp giấy ngày càng phát triển. Hiện nay, bình quân thế giới hiện là: 54 Kg/người/năm. Một số nước có nền sản xuất bột lớn như: Canada, Thụy điển, Phần lan, Mỹ, Braxin, công nghiệp giấy từ buổi đầu sơ khai là kết những cây cỏ lại với nhau thành tấm, thì giờ đây đã được tự động hố về mọi mặt, cả về cơng nghệ lẫn thiết bị, đã có hẳn những cơng ty lớn chun về hố chất ngành giấy. Trên thế giới có rất nhiều nhà máy cơng suất 1 triệu tấn/năm với những dàn xeo khổ rộng 9 m, 12 m tốc độ 1700m/phút [9, 20].
Với thiết bị cơng nghệ hiện đại, chu trình sản xuất tuần hồn khép kín. Chính vì thế với các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy trên thế giới hiện nay lượng nước cung cấp cho sản xuất bột giấy và giấy đã giảm tới mức tối đa 7 – 15 m3 nước/1 tấn giấy và nhất là lượng hóa chất trong q trình nấu bột được tuần hồn khép kín khơng bị tổn
thất ra ngồi nhiều như các công nghệ lạc hậu, hơn nữa trong công đoạn xeo giấy nước trắng sinh ra được xử lý tuần hoàn lại, cho nên giảm được lượng nước thải và các hóa chất trong q trình xeo giấy.
Trên thế giới hiện nay không những sản xuất bột giấy và giấy từ gỗ mà công nghệ sản xuất bột giấy và giấy từ giấy phế liệu đã qua sử dụng cũng rất là phát triển, với mục đích nhằm thu hồi lại giấy đã qua sử dụng đồng thời cũng làm giảm quá trình khai thác nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên (như gỗ, nước, điện, than, hóa chất…) xem
Bảng 1.5.
Bảng 1.5. Tình hình tái sử dụng và thu gom giấy phế liệu của một số nước điển hình
trên thế giới [13] Nƣớc % Tái sử dụng % Thu gom Nƣớc % Tái sử dụng % Thu gom Đan Mạch Tây Ban Nha
Thụy sĩ Đức Pháp
Áo Trung Quốc Liên Bang Nga
Bỉ 115 81 68 61 54 41 39 15 -- 49 43 65 71 44 62 26 30 43 Đài Loan Hàn Quốc Hà Lan Úc Nhật Bản USA Thụy Điển Phần Lan Canada 90 75 61 58 53 40 18 5 -- 58 75 65 48 54 45 58 -- 42 Với đặc thù ngành sản xuất giấy trên thế giới của các nước phát triển là sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, nước sạch và phát thải ít, nên lượng nước thải thải ra môi trường không bị ô nhiễm nặng nề như các nước đang phát triển.
Và một điều quan trọng là họ đã có những ứng dụng cơng nghệ hiện đại và điều kiện để xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả [13].
1.2.2. Đặc thù của ngành giấy Việt Nam và tình hình ơ nhiễm mơi trường
Hiện nay, các nước phát triển có mức sử dụng giấy tính theo đầu người là 200 – 300kg/năm, các nước Đông Nam á cũng đạt 30 – 100 kg/năm. Trung bình những năm qua, nước ta nhập khoảng trên dưới 100 ngàn tấn giấy các loại mỗi năm. Tính về số giấy sản xuất trong nước thì Việt Nam mỗi năm tiêu thụ gần 300 ngàn tấn, tính theo đầu người đạt xấp xỉ 4kg/năm. Đây là chỉ số rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát triển văn hóa. Theo chỉ số này Việt Nam đứng cuối cùng trong khu vực và thuộc loại thấp nhất thế giới [21].
Ở Việt Nam cơng nghiệp giấy cịn rất nhỏ bé. Năng lực sản xuất bột giấy đạt khoảng 150 – 170 ngàn tấn/năm, năng suất thiết kế của các cơ sơ sản xuất giấy vào khoảng 250 ngàn tấn/năm. Trong những năm gần đây sản lượng giấy trong nước đạt khoảng 200 – 250 ngàn tấn/năm, trong đó bột giấy khoảng 120 – 150 ngàn tấn. Lượng bột giấy thiếu hụt được bù đắp bằng việc xử lý giấy cũ và bột nhập khẩu.
Về sản phẩm, ngành đã sản xuất được các loại giấy chủ yếu là: giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, sinh hoạt, giấy bao bì, giấy vàng mã nội địa và xuất khẩu. Chất lượng giấy nói chung chỉ đạt mức trung bình hoặc dưới trung bình so với khu vực và trên thế giới. Những loại giấy khác (giấy bao bì chất lượng cao, giấy kỹ thuật như: các loại giấy lọc, giấy cách điện,…) được nhập khẩu.
Đặc điểm nổi bật của ngành giấy Việt Nam là rất phân tán. Với tổng sản lượng (trên 200 ngàn tấn/năm) tương đương một xí nghiệp trung bình ở các nước phát triển, ngành giấy Việt Nam có tới khoảng 100 cơ sở sản xuất. Qui mô vô cùng đa dạng và phân bố khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ba cơ sở Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng
Nai có qui mơ sản xuất trên 10 ngàn tấn/năm đến 50 ngàn tấn/năm, các cơ sở còn lại có qui mơ rất nhỏ, từ vài trăm tấn đến 5000 – 7000 tấn/năm [17, 18].
Về nguyên liệu, ngành sản xuất giấy Việt Nam sử dụng hai loại nguyên liệu chủ yếu là tre nứa và gỗ lá rộng mọc nhanh (bồ đề, mỡ, keo, bạch đàn…). Một vài cơ sở sử dụng bã mía nhưng khơng đáng kể. Để sản xuất khoảng 130 – 150 ngàn tấn bột giấy một năm như hiện nay, ngành giấy sử dụng khoảng 700 ngàn tấn nguyên liệu qui chuẩn (độ ẩm 50%). Nếu tính sinh khối rừng nguyên liệu tăng trưởng mỗi năm khoảng 12 ÷ 15 tấn/ha và sản lượng rừng nguyên liệu giấy đến kỳ khai thác của Việt Nam dưới 100 tấn/ha, thì diện tích rừng bị khai thác cho ngành giấy không phải nhỏ.
Lượng giấy cũ sử dụng để tái sinh trong sản xuất ở nước ta cịn thấp, tuy chưa có thống kê chính xác nhưng được đánh giá khoảng 10 – 15% so với tổng lượng bột giấy sử dụng. Đó là con số quá khiêm tốn vì ở nhiều nước trên thế giới chỉ số này đạt trên dưới 50%. Nhiều vùng trong khu vực (Hàn Quốc, Đài Loan) nhập khẩu rất nhiều giấy cũ để chế biến và tái sử dụng rất có hiệu quả vì vừa khơng phải khai thác rừng tự nhiên, lại vừa không phải tổ chức sản xuất bột giấy vừa tốn kém, vừa ô nhiễm môi trường.
Về cơng nghệ, ngành giấy Việt Nam cịn lạc hậu và ở trình độ rất thấp. Sản xuất bột giấy là khâu có ảnh hưởng mạnh nhất tới mơi trường.
Bột giấy ở nước ta được sản xuất chủ yếu ở Bãi Bằng bằng phương pháp nấu sunfat (sản xuất bột hóa học). Cơng ty giấy Bãi Bằng có sản lượng bột giấy chiếm 20 – 30% sản lượng bột giấy toàn ngành. Bột giấy ở đây được nấu từ gỗ bồ đề, mỡ, bạch đàn, keo,… (khoảng 50%) và tre nứa (khoảng 50%), theo phương pháp sunphat (dịch nấu là hỗn hợp các dung dịch NaOH và Na2S). Dịch đen sau nấu, rửa, tẩy bột giấy được cô đặc và đốt (không phải nơi nào cũng xử lý như vậy, có nơi thải trực tiếp ra nguồn nước). Khoảng 55% sinh khối nguyên liệu hòa tan vào dịch đen biến thành CO2 khi đốt. Hóa chất nấu được bổ sung ở dạng sunphat natri (nên gọi là phương pháp
sunphat) và được thu hồi để dùng lại. Bởi vậy, ô nhiễm sinh ra ở khu này chủ yếu là khí có mùi, chất hữu cơ, hóa chất kiềm tính rị rỉ và khói lị đốt thu hồi [2].
Công đoạn sản xuất giấy bao gồm nghiền bột, pha chế với các chất phụ gia, xeo giấy và hồn thiện sản phẩm. Các chất ơ nhiễm phát sinh và ở cơng đoạn này khơng lớn vì nước sản xuất được quay vịng sử dụng theo chu trình khép kín, nước thải chỉ đem theo một lượng nhỏ hóa chất khơng độc hại, có pH thường là 5.5 – 6.0, và một tỷ lệ rất nhỏ sơ sợi vụn, ngắn thoát qua lưới xeo. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sử dụng quay vịng nước trắng (nước trong chu trình) như sử dụng chất tuyển nổi thu hồi xơ sợi và chất phụ gia, tận thu xơ sợi trên tuyến nước thải như ở công ty giấy Bãi Bằng đã làm giảm đáng kể tình trạng ơ nhiễm mơi trường.
Tuy nhiên, điều đáng nói là ngồi cơng ty giấy Bãi Bằng có thiết kế cơng nghệ và trang thiết bị khá hoàn chỉnh, nhưng nhiều xí nghiệp giấy khác sản xuất theo phương pháp cơng nghệ rất “khơng mơi trường”. Đó là cơng nghệ nấu bột giấy từ những loại nguyên liệu khác nhau bằng dung dịch xút (NaOH) ở nhiệt độ cao (130 – 1700C), khơng có thu hồi hóa chất. Tồn bộ dịch đen sau nấu (hỗn hợp của các hóa chất và các thành phần nguyên liệu đã hòa tan) được thải ra môi trường. Các xí nghiệp sản xuất giấy theo công nghệ như vậy có nước thải với hàm lượng BOD5 và COD rất cao, vượt xa tiêu chuẩn cho phép [2]. Tổng lượng nước thải và giá trị ô nhiễm cho một tấn giấy ở Việt Nam được trình bày như trong Bảng 1.6.