Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen vận hành liên hồ chứa sông ba mùa lũ (Trang 28 - 31)

1.1.1 .Phương pháp mô phỏng

1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội lƣu vực sông Ba

1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

1.2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế

Dân số trong toàn lưu vực sơng Ba tính đến 31/12/2010 có khoảng 1.391.701 người. Trong đó vùng thượng và trung lưu thuộc Tây Nguyên bao gồm Nam Bắc An Khê, thượng Ayun, Ayun Pa, Krơng Pa, Krơng HNăng có dân số khoảng 804.364

nguời, mật độ dân số bình quân 76,8 người/ Km2, người kinh chiếm 55,57% dân số

toàn vùng cịn lại 44,23% là người dân tộc ít người (phần lớn là người Gia Lai). Dân số thị trấn huyện lỵ chiếm 19,5% và nông thôn chiếm 80,5%. Mật độ dân số phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các thành thị và trục giao thông và những vùng kinh tế

phát triển, mật độ có thể đạt từ (305-1314) người/km2. Cịn các huyện thuộc vùng Nam

Bắc An Khê, thượng Ayun như huyện KBang, Kon ChRo, ĐăkĐoa mật độ dân số chỉ

đạt từ (20-30) người/km2. Tỷ lệ tăng dân số 2,,01%

Lưu vực sông Ba trải dài 3 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và 1 tỉnh Duyên hải Miền Trung với 19 huyện thị và 1 thành phố, có tiềm năng kinh tế tổng hợp và chịu sự chi phối bởi nền kinh tế thị trường đầy sôi động với cơ cấu kinh tế Nông lâm – Cơng nghiệp – Dịch vụ và du lịch ngồi ra vùng hạ lưu cịn có cơ cấu thuỷ sản do có lợi thế về ni trồng và đánh bắt thuỷ sản. Đây là lưu vực có vị trí quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng của vùng Tây nguyên và ven biển miền Trung. Cơ cấu phát triển kinh tế từ trước đến nay vẫn lấy Nơng – Lâm - Nghiệp là chính nên giá trị GDP trong nông nghịêp vẫn chiếm tỷ trọng cao, năm 2000 chiếm 50,6%; năm 2004 chiếm 45,5%; năm 2010 giảm còn 40% trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong lưu vực. Tuy vậy nền kinh tế nơng lâm nghiệp đang có chiều hướng giảm dần để tăng giá trị cơ cấu công nghiệp - dịch vụ du lịch cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chung của đất nước. Nhìn chung cơ cấu kinh tế giữa các vùng trong lưu vực sông Ba biến động không đồng đều. Tổng giá trị GDP trong các ngành kinh tế trên tồn lưu vực sơng Ba năm 1998 là 5425 tỷ đồng, năm 2006 là 6241 tỷ đồng và năm 2010 là 6594 tỷ đồng.

Nhìn chung nền kinh tế trên lưu vực sông Ba vẫn tăng trưởng đếu với nhịp độ bình quân 2006 đến năm 2010 đạt 12,35%/năm.

1.2.2.2. Định hướng phát triển dến năm 2015 và 2020

Dự kiến nguồn nhân lực trên lưu vực Sông Ba vào những năm 2015 và 2020 là cơ bản ổn định dân số hiện có trên địa bàn các huyện của lưu vực trên cơ sở ổn định, định canh, định cư, giãn dân ở vùng thị trấn, thị tứ. Đồng thời tiếp nhận và bố trí dân kinh tế mới từ tỉnh khác về các vùng trọng điểm kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng theo chỉ đạo của Trung ương. Trong đó ưu tiên các vùng: Ayun pa, Krơng pa, Krơng Hnăng. Dự báo dân số trên lưu vực Sông Ba đến năm 2015 là 1.540.399 và năm 2020 là 1.755.196 người tương ứng với số lao động của năm 2015 là 816.414 người và năm 2020 là 930.254 người với chất lượng lao động tốt biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của toàn lưu vực.

Theo quy hoạch sử dụng đất đai trên lưu vực sông Ba đến năm 2015 và sau năm 2015 cho thấy: Trước mắt sử dụng có hiệu quả diện tích đất nơng lâm nghiệp hiện có, tập trung đi theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp để tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Phát triển diện tích lúa nước vụ Đông Xuân từ 37.312ha (năm 2004) lên 47.228 ha (năm 2010). Đồng thời giảm lúa nương rẫy từ 17.684 ha (năm 2004) xuống còn 5300 ha (năm 2010) dần đến năm 2015-2020 triệt tiêu hồn tồn lúa nương rẫy để tránh xói mịn bạc màu đất và nạn đốt phá rừng đầu nguồn.

Phát triển đa dạng vật nuôi, thực hiện tốt cơng tác tạo giống, trọng tâm là sin hố đàn bò, phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ đàn bò lai lên 50% so với hiện nay và nạc hoá đàn lợn lên 65%, đến năm 2020 dự kiến đạt 100%.

Phát triển đánh bắt thuỷ hải sản ngoài khơi kết hợp với bảo vệ chủ quyền hàng hải, khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản gần bờ và xa bờ, dự kiến trữ lượng khai thác năm 2015 là 10.000 tấn và năm 2020 là 15.000 tấn. Tận dụng triệt để mặt nước hồ thuỷ điện

Sông Hinh, Sông Ba hạ, sông KRông HNăng, hồ Ayun hạ, hồ An Khê Kannak phấn đấu đến 2015 đạt sản lượng 9300 tấn và đạt 15000 tấn vào năm 2020.

Mục tiêu phát triển công nghiệp vùng dự án là cơng nghiệp hố và hiện đại hố với nhịp độ tăng bình quân theo giá trị gia tăng công nghiệp thời kỳ 2005 đến 2010 là 15% và 2020 là 18,5%. Nâng tỷ trọng công nghiệp lên 30% vào năm 2020. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn dựa trên nguồn lực sẵn có và nguồn lực bên ngoài. Đảm bảo 90% nước sinh hoạt và công nghiệp vào năm 2015 cho 3 thị xã An Khê và EaKa (mới thành lập) và thành phố Tuy Hồ và 100% vào năm 2020. Cịn lại các thị trấn đảm bảo cấp nước sinh hoạt đạt 100% vào năm 2015. Thơng qua chương trình nước sạch nông thôn phấn đấu đảm bảo 80% dân số sử dụng nước sạch vào năm 2015 và 100% vào năm 2020, đặc biệt quan tâm vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc ít người

Đến năm 2020, tổng lượng nước yêu cầu : 3656,8. 106

m3, trong đó: nước cho nơng

nghiệp và chăn ni: 2812,5.106 m3, chiếm 77 % tổng lượng nước yêu cầu; nước cho

nuôi trồng thuỷ sản: 52.106

m3, chiếm 1%; Nước cho công nghiệp, dân sinh: 164,1.106

m3, chiếm 4%; nước mơi trường, duy trì dịng chảy: 627,8.106

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen vận hành liên hồ chứa sông ba mùa lũ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)