ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng phát thải tro bay từ các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh thái nguyên và định hướng giải pháp thu gom tái sử dụng trong việc cải tạo đất và bảo vệ môi trường​ (Trang 44 - 47)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng

- Phát thải tro bay của hai nhà máy nhiệt điện An Khánh và Cao Ngạn

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: nhà máy nhiệt điện An Khánh và Cao Ngạn. - Phạm vi về thời gian: từ tháng 4/2019 đến 4/2020

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên Nội dung 2: Đánh giá thực trạng về phát thải, thu gom và xử lý tro bay tại các Nhà máy nhiệt điện ở Thái Nguyên:

+ Khối lượng phát thải tại các nhà máy

+ Đánh giá thành phần các chất trong tro bay + Thực trạng thu gom và xử lý

Nội dung 3: Đánh giá tác động của tro bay tới sức khỏe và môi trường:

+ Đánh giá sự phát tán của tro bay theo khoảng cách từ trung tâm nhà máy tới các vùng xung quanh

+ Đánh giá sự phát tán theo mùa (mùa đông và mùa hè) + Tác động tới cảnh quan khu vực xung quanh

+ Tác động tới sức khỏe của người dân

Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất các định hướng giải pháp thu gom và tái sử dụng tro bay trong cải tạo đất và bảo vệ môi trường

+ Các giải pháp về quản lý thu gom làm giảm thiểu các tác động tới môi trường xung quanh

+ Các giải pháp về tái sử dụng trong cải tạo đất và bảo vệ môi trường

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thống kê, kế thừa truyền thống

Phương pháp này thu thập số liệu từ các nguồn thông tin do các đối tượng khác thu thập xử lý. Khi sử dụng phương pháp này, cần thu thập các dữ liệu từ:

- Các báo cáo của các Sở, bộ, nghành, cơ quan thống kê - Các báo cáo nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu - Các bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành

- Tài liệu giáo trình hoặc các ấn phẩm khoa học liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ kế thừa những thông tin, số liệu khoa học và các cơng trình nghiên cứu đã có phục vụ thiết thực cho nơi dung, nhiệm vụ cho luận văn.

2.3.2. Phương pháp điều tra sự phát tán tro bay và tác động tới môi trường, sức khỏe cộng đồng sức khỏe cộng đồng

* Phương pháp điều tra đánh giá một số đặc tính và hàm lượng tro bay phát thải.

- Tro bay được điều tra và lấy mẫu tại hệ thống lọc bụi tĩnh điện của Công ty nhiệt điện An Khánh và Cao Ngạn. Tro bay tại thời điểm lấy mẫu có nhiệt độ cao, khơ.

- Điều tra lượng phát tán tro bay theo các khoảng cách nhất định (khoảng cách 100m) tính từ trung tâm nhà máy đến điểm xa nhất 1 km. Mỗi khoảng cách lấy 3 vị trí khác nhau, mỗi vị trí quan trắc dùng ơ vng 1 m2. Đánh giá độ bụi, che phủ bề mặt của tro bay.

- Các chỉ tiêu phân tích thành phần và tính chất của tro bay pH, EC, Eh, N, P, K tổng số, một số thành phần lim loại nặng (Pb, Zn, Cd) được phân tích tại phịng thí nghiệm mơi trường của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên theo các phương pháp phân tích hiện hành.

* Phương pháp điều tratác động tới môi trường, sức khỏe cộng đồng

- Tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân sinh sống quanh khu vực nhà máy nhiệt điện An Khánh và nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn

Hình thức phỏng vấn: theo phiếu điều tra với các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng (trình bày ở phụ lục).

Số lượng phiếu phỏng vấn bao gồm 200 hộ dân và 15 cán bộ quản lý, cán bộ bảo vệ mơi trường. Trong đó, số phiếu điều tra mỗi nhà máy là 100 hộ. Điều tra tại các khu vực xung quanh nhà máy nhiệt điện An Khánh và nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn theo tiêu chí chọn ngẫu nhiên.

2.4.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

- Các số liệu thu được từ thí nghiệm được tính tốn theo phương pháp trung bình số học để tính tốn.

- Các số liệu sau khi tính tốn được nhập và xử lý số liệu trên phần mềm EXCEL và phần mềm SPSS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng phát thải tro bay từ các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh thái nguyên và định hướng giải pháp thu gom tái sử dụng trong việc cải tạo đất và bảo vệ môi trường​ (Trang 44 - 47)